Dây thun niềng răng là khí cụ quan trọng giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, đúng với liệu trình đã đề ra. Tuy nhiên nhiều khách hàng thắc mắc không biết có phải ai cũng cần dùng dây thun niềng răng hay không, sử dụng trong trường hợp nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa SK để có thêm thông tin cần thiết.
Dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Trong khi niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung nhằm tạo áp lực lên toàn bộ cung hàm và đưa chúng về đúng vị trí mong muốn. Bên cạnh đó, dây thun cũng được coi là khí cụ quan trọng giúp tạo thêm lực điều chỉnh răng. Như vậy, dây thun niềng răng đảm nhận vai trò chính giúp răng di chuyển nhanh chóng và điều chỉnh răng hàm trên với hàm dưới trở nên hài hoà, cân xứng hơn. Tuỳ vào từng trường hợp, đối tượng khác nhau, dây thun được căn chỉnh với mức độ không giống nhau. Nếu bạn đeo dây thun đều đặn, không bị sai lệch thì tác dụng lên răng sẽ nhanh chóng và chính xác hơn
Các loại dây thun niềng răng phổ biến nhất
Dây thun chỉnh nha được chia thành nhiều loại và có các công dụng khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là: thun liên hàm, thun tách kẽ và thun buộc tại chỗ.
Thun liên hàm (Rubber bands)
Thun liên hàm có hình dáng giống như chiếc thun thông thường. Tuy nhiên chúng được thiết kế với độ đàn hồi cao, chất liệu làm bằng cao su an toàn tuyệt đối cho cơ thể nên dễ dàng sử dụng trong khoang miệng. Sản phẩm này được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp khi răng mọc lệch hẳn về phía trên, điều chỉnh khớp cắn giữa hai hàm.
Thun liên hàm được gắn nối từ hàm trên xuống hàm dưới nhằm tạo lực kéo vừa phải giúp răng dịch chuyển từng chút một. Vị trí gắn thun không giống nhau mà tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Bác sĩ có thể gắn vào móc trên mắc cài có sẵn ở hai hàm hoặc gắn vào vị trí minivis. Hiện nay, thun liên hàm có nhiều loại với độ dày, mỏng, chất liệu sản xuất khác nhau. Vậy nên tuỳ thuộc vào tình trạng, cấu trúc răng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định sản phẩm phù hợp nhất.
Thun buộc tại chỗ
Thun buộc tại chỗ hay có tên khác là thun chuỗi (Power/ Energy/ Memory Chain) cũng rất phổ biến. Chúng được thiết kế là một dải cao su nhiều vòng tròn hình chữ “)” kết nối với nhau tạo thành dải chạy từ răng này sang răng khác. Công dụng chính của sản phẩm là sắp xếp lại răng chạy dọc theo vòm miệng, giúp đóng khoảng thưa giữa các nhóm răng cùng lúc.
Trong trường hợp niềng răng thưa, bác sĩ sẽ kết hợp thun buộc tại chỗ với mắc cài nhằm nắn chỉnh hàm tới khi răng thẳng và khít lại như ý muốn.
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ được cấu tạo là dải cao su hình tròn có đường kính khoảng 1cm, dùng để đặt giữa các răng hàm số 5,6 và răng hàm số 6,7. Thời gian đặt thun khoảng 5 – 7 ngày ở lần chỉnh nha thứ hai trước khi gắn mắc cài.
Đúng như tên gọi thì công dụng của khí cụ là giúp hai răng dịch chuyển ra xa vừa đủ để bác sĩ có thể đặt một khâu niềng răng (band niềng răng). Sau đó, band niềng răng này sẽ giữ chắc dây cung và chịu lực để kéo phần răng lệch lạc phía trước
Khi nào cần sử dụng dây thun niềng răng?
Như đã biết thì dây thun niềng răng có công dụng chính tạo lực kéo hỗ trợ cho răng về đúng vị trí như mong muốn, giúp vị trí của hàm trên, hàm dưới sát khít với nhau. Dưới đây sẽ là một số trường hợp cần sự trợ giúp của loại khí cụ này.
- Trường hợp răng hô: Dây thun niềng răng được đặt vào móc phía trước của hàm trên và nối với móc phía sau của hàm dưới với tác dụng kéo các răng trên về phía sau. Ngoài ra, dây thun còn kéo răng dưới về phía trước cho vị trí răng đồng đều hơn.
- Trường hợp niềng răng móm: Bác sĩ sử dụng dây thun tác động một lực vừa đủ lên hàm trên nhằm kéo răng về đúng vị trí như mong muốn.
- Trường hợp răng khấp khểnh: Khí cụ này được dùng mỗi ngày với lực kéo ổn định giúp hàm răng đều, thẳng hơn.
- Trường hợp sai lệch khớp cắn: Với trường hợp khớp cắn hở, khớp cắn ngược,… đều có thể sử dụng dây thun niềng răng để khắc phục triệt để tình trạng trên.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh một lần nữa là không phải ai cũng cần đeo dây thun niềng răng. Để biết chính xác trường hợp của mình có cần hay không khách hàng nên đến thăm khám để được bác sĩ tại Nha khoa SK tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả