Nội dung
1. Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm là tình trạng viêm các mô mềm xung quanh răng đang mọc. Hiện tượng này thường xuất hiện khi răng khôn không có đủ không gian để mọc, dẫn đến viêm nhiễm các mô quanh răng.
Bên cạnh đó, vùng mô mềm rất dễ tích tụ các mảnh vụn thức ăn nhưng lại khó tiếp cận để vệ sinh. Khi đó kết hợp với độ ẩm và không gian tối, vi khuẩn phát triển nhanh chóng và dẫn đến viêm nướu răng, răng bị lợi trùm.
Viêm trùm lợi được chia thành 2 dạng cấp tính và mạn tính:
- Viêm lợi trùm cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng toàn thân như khó chịu, sốt, sưng hạch ở cổ.
- Viêm lợi trùm mạn tính có thể gây ra các triệu chứng trong 1 – 2 ngày nhưng sẽ tái phát nhiều lần hay lặp lại theo chu kỳ.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm trùm lợi
Dấu hiệu nhận biết răng bị lợi trùm khá giống với những dấu hiệu mọc răng khôn. Bằng mắt thường, chúng ta có thể phát hiện ra các triệu chứng viêm lợi trùm. Cụ thể như phần lợi đỏ sẫm, bị sưng phồng lên ở vị trí mọc răng khôn gây đau đớn. Một số trường hợp lợi sẽ chảy dịch mủ khi có tác động. Vì thế, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp, thậm chí ngay cả khi há miệng cũng cảm thấy đau đớn.
Bên cạnh đó, khi bệnh phát triển nặng hơn thì bạn sẽ bị sốt, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch ở cổ, gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt và làm việc của bạn.
Theo thống kê, có khoảng 81% các trường hợp viêm lợi trùm liên quan đến quá trình mọc răng khôn trong độ tuổi 20 – 29. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:
- Nhiễm vi khuẩn
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, không phù hợp khiến vi khuẩn tích tụ ở nướu răng. Tình trạng này thường phát triển trong quá trình mọc răng khôn.
- Vị trí răng mọc
Răng khôn thường cần một thời gian để mọc và nó chỉ có một không gian hạn chế trên cung hàm. Do đó khả năng bị xô lệch, ảnh hưởng tương đối cao. Những răng khôn hàm dưới thường không thể mọc hoàn toàn, rất dễ dẫn đến tình trạng răng bị lợi trùm.
Ngoài ra, một số người có số răng nhiều hơn bình thường đó là các răng thừa, làm tăng khả năng bị viêm lợi trùm.
- Các yếu tố nguy cơ khác
Răng bị lợi trùm có thể xảy ra phổ biến hơn ở một số đối tượng như: Người chưa mọc răng khôn, người chưa biết vệ sinh răng miệng đúng cách, người thường xuyên hút thuốc lá hay phụ nữ mang thai,…
Bên cạnh đó, chấn thương khi nhai do răng đối diện cắn trúng sẽ khiến lợi bị sưng, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ phát triển thành đau lợi trùm.
3. Cách điều trị viêm lợi trùm như thế nào?
Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và chăm sóc nướu răng phù hợp để làm sạch mảnh vụn thức ăn và dịch tiết viêm. Nếu các biện pháp làm sạch không hiệu quả, bác sĩ có thể rạch nướu răng để dẫn lưu mủ, dịch viêm. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho bạn dùng kháng sinh để kiểm soát các dấu hiệu và ngăn ngừa triệu chứng toàn thân, như sưng mặt cổ, viêm hạch cổ, sốt,…
Còn ở mức độ nặng hơn, nếu bạn bị chứng khó nuốt hoặc khó thở, rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng nặng và cần khẩn cấp truyền thuốc, dịch vào tĩnh mạch. Đồng thời theo dõi các nguy cơ gây đe dọa đến đường thở.
Đối với trường hợp răng không thể tiếp tục mọc hoặc răng mọc lệch, mọc ngầm thì cần điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng phù hợp và tùy từng tình trạng răng lợi, bác sĩ sẽ thực hiện một trong số biện pháp sau:
-
Cắt bỏ mô lợi trùm
Nếu tình trạng sưng đau và viêm nhiễm nghiêm trọng, không có dấu hiệu giảm hoặc viêm lợi trùm tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ vạt nướu viêm hoặc nhổ bỏ răng khôn để ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn, phòng ngừa tình trạng tái viêm trong tương lai.
-
Nhổ bỏ răng
Nếu răng không thể mọc nữa hoặc người bệnh có mong muốn nhổ răng thừa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng nơi bị viêm. Việc nhổ răng thường được cân nhắc khi răng bị viêm lợi trùm chân răng, răng bị chèn ép, hư hỏng cấu trúc răng hoặc gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng.
Viêm lợi trùm được khuyến cáo điều trị dứt điểm nếu có thể khi còn đang trong trạng thái cấp tính để cải thiện các cơn đau và phục hồi chức năng răng, hàm dễ hơn, tránh lây lan nhiễm trùng. Vì vậy, khi nhận thấy mình đang có triệu chứng viêm lợi hay bất kỳ bất thường lạ khác, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để có phương pháp điều trị nhanh chóng. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với nha khoa SK để được hỗ trợ nhé !
Bài viết liên quan
Khám phá các thiết bị khử trùng tại Nha khoa SK
Thiểu sản men răng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Có thể niềng 2 răng cửa không?