Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Áp xe răng khôn là tình trạng nhiễm trùng mủ hình thành ở khu vực quanh răng khôn. Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch lạc có thể gây khó khăn cho việc vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển, dẫn đến nhiễm trùng. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa SK cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị áp xe răng khôn để bạn có thể nhận biết và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 đến 25. Tuy nhiên, do mọc muộn và thiếu không gian, răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm, gây ra nhiều vấn đề, trong đó phổ biến nhất là áp xe răng khôn.

Nguyên nhân dẫn đến áp xe răng khôn?

– Vệ sinh răng miệng sai cách: Đây là răng mọc cuối cùng, kích thước to và nằm sâu bên trong cung hàm nên thao tác làm sạch gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc không chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên có thể dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn, đặc biệt là ở khu vực khó vệ sinh như răng khôn.

– Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch lạc: Răng khôn không đủ chỗ mọc bình thường, có thể mọc ngầm hoặc mọc lệch, chèn ép các răng lân cận và nướu, tạo ra các khe hở để vi khuẩn xâm nhập.

– Các bệnh lý về vấn đề răng miệng: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng… tưởng chừng như những bệnh lý răng miệng quen thuộc, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ trở thành những “kẻ thù thầm lặng”, âm thầm gặm nhấm sức khỏe răng miệng của bạn và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến áp xe răng số 8.

Biến chứng của áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Lây lan nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể lan sang các mô xung quanh, bao gồm cả xương hàm và các cơ quan lân cận.

Tình trạng này, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra tình trạng viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang các mô mềm.

Biểu hiện của áp xe răng khôn

Răng khôn đau nhức dữ dội, nhói buốt hoặc âm ỉ, theo đó mức độ đau dần và lan rộng sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt là khi ăn hoặc uống những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

– Vùng nướu xung quanh răng khôn sưng đỏ, có thể kèm theo cảm giác nóng và căng.

– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt nhẹ hoặc cao, có thể kèm theo ớn lạnh. Ngoài ra, một số biểu hiện khác như viêm họng, viêm amidan cũng xuất hiện.

– Răng số 8 áp xe bị lung lay nhẹ. Hơi thở có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn nằm trong trong ổ áp xe.

Cách điều trị 

– Đối với trường hợp răng số 8 mọc thẳng không gây đau nhức nhiều, bạn có thể tự điều trị tại nhà thông qua các phương pháp như vệ sinh răng đúng cách; Sử dụng đá chườm để giảm đau nhức, sưng tấy; Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh để giảm đau nhức…

– Đối với trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, tuỳ vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp cho bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ rạch nướu để dẫn lưu mủ. Trường hợp răng khôn mọc nghiêng, mọc lệch bị nhiễm trùng quá nặng, cấu trúc răng đã bị phá hủy hoàn toàn bác sĩ sẽ chỉ định nhổ đi răng để tránh nhiễm khuẩn cho các răng còn lại.

Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Nếu bạn có các dấu hiệu của áp xe răng khôn, hãy đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cần lưu ý để điều trị áp xe răng khôn, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm; những trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cùng chế độ bảo hành và hậu mãi tốt.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến áp xe răng khôn, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số Hotline 093 472 4668 để được các bác sĩ giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *