Nguyên nhân răng bị chấm đen là gì?

1. Những nguyên nhân khiến răng bị chấm đen

Cao răng đen có nguồn gốc từ những mảng bám răng màu vàng thông thường. Trải qua thời gian dài bám trên răng không được làm sạch, lại gặp thêm nhiều yếu tố tác động, chúng dần chuyển sang màu xanh, nâu đen gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều bệnh răng miệng nghiêm trọng.

Răng bị chấm đen có thể là do những nguyên nhân như sau:

  • Sâu răng: Tình trạng sâu răng khoáng hóa và các loại sâu răng tiến triển đều có thể biểu hiện bằng các vết đen. Ở sâu răng khoáng hóa, các đốm đen xuất hiện dọc theo đường trũng của mặt nhai răng, còn với sâu răng tiến triển thì ngoài có đáy đen còn kèm thêm một vài lỗ thủng trên bề mặt men răng, khiến các mảnh vụn thức ăn càng dễ vướng mắc hơn.
  • Răng có nhiều mảng bám: Sau khi ăn uống nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám lâu ngày sẽ hóa cứng đóng xung quanh thân răng và dưới nướu. Vôi răng lâu ngày không được cạo bỏ sẽ chuyển thành màu nâu đen.
  • Do hút thuốc lá, ăn các thực phẩm có màu: Những mảng bám trên răng rất dễ hấp thụ các sắc tố, màu của thực phẩm hay bất cứ gì chúng ta nạp vào cơ thể qua đường miệng. Những người hay hút thuốc lá hoặc dùng nhiều thực phẩm có nhiều màu thì răng dễ có vệt ố hơn
  • Men răng yếu, khiếm khuyết: có thể khiến răng có hiện tượng thiếu sản men răng 
  • Dùng nước có quá nhiều flour hoặc uống nhiều thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho răng bị chấm đen hay lốm đốm.

Nhìn chung, nguyên nhân gây ra cao răng đen, răng có đốm đen chủ yếu đến từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Vì sao nên loại bỏ các đốm đen trên răng?

Các đốm đen trên răng hàm là gì?

Các mảng bám nâu đen trên răng là biến thể nặng của vôi răng thông thường. Nếu không làm sạch hoặc loại bỏ sớm sẽ gây ra các tác hại như sau:

  • Gây viêm nha chu, viêm nướu: Vi khuẩn trong cao răng đen thường phá hủy dần men răng và tấn công xuống nướu, gây ra viêm lợi và bệnh viêm nha chu. 
  • Gây hôi miệng: Cao răng khi chuyển sang màu nâu, đen tức là đã tích tụ lượng lớn vi khuẩn. Trong số đó có nhiều chủng vi khuẩn gây mùi khiến người bệnh bị hôi miệng, ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp.
  • Làm tụt nướu, tiêu xương, mất răng: Cao răng đen làm đứt gãy những liên kết giữa thân răng và nướu, dễ dẫn đến tụt nướu chân răng. Chúng đồng thời còn tấn công vào xương hàm gây tiêu xương răng, nếu lâu ngày không điều trị có thể mất răng.

3. Cách loại bỏ đốm đen ở răng

Tùy vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh mà chúng ta sẽ có những cách loại bỏ đốm đen ở răng khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cách loại bỏ mảng bám trên răng an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

3.1. Tẩy vết đen trên răng bằng chanh

Chanh là 1 loại quả có chứa lượng axit citric lớn. Khi axit citric tiếp xúc với bề mặt men răng sẽ làm mềm các mảng bám, từ đó ta có thể dễ dàng loại bỏ vôi răng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị sẵn 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt;
  • Dùng bàn chải chấm nước cốt chanh rồi chà nhẹ nhàng lên răng. Nên chải răng theo chiều dọc để dung dịch tiếp xúc đều với cả bề mặt lẫn kẽ răng;
  • Cuối cùng súc miệng lại với nước.

Lưu ý: Do axit citric cũng tác động mạnh tới men răng tự nhiên nên hãy hạn chế số lần sử dụng (khoảng 1 lần/tuần).

3.2. Loại bỏ đốm đen ở răng bằng Baking Soda

Baking soda (bột nở) có rất nhiều công dụng, trong đó bao gồm tác dụng làm sạch mảng bám trên răng, giúp răng trắng sáng hơn. Về tính chất, baking soda có thể ăn mòn cao răng và làm vôi răng mềm ra, đồng thời tạo môi trường kiềm và ức chế các loại vi khuẩn có hại phát triển.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng bàn chải chấm bột baking soda và chải trực tiếp lên bề mặt răng trong 2 phút;
  • Cách 2: Trộn 1 ít bột baking soda với nước chanh để được dạng hỗn hợp sệt, sau đó dùng để chải răng như thông thường.

Sau vài phút thực hiện, bạn có thể sẽ thấy rõ hiệu quả, răng sáng bóng và sạch sẽ hơn rất nhiều.

Lưu ý: Tương tự như chanh, baking soda cũng gây hại với men răng nếu lạm dụng, do vậy bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này 1 lần/tuần.

3.3. Loại bỏ mảng bám trên răng tại phòng nha

Trên thực tế, các phương pháp làm sạch cao răng đen bằng nguyên liệu tự nhiên như chanh, baking soda, muối… tuy rất đơn giản, tiện dụng nhưng chỉ có thể làm sạch mảng bám trên răng ở một mức độ nhất định. Để đạt được kết quả cao hơn bạn cần kiên trì áp dụng nhiều lần, trong thời gian dài. Chưa kể nếu không cẩn thận trong việc sử dụng những nguyên liệu mang tính axit mạnh, người dùng có thể vô tình làm tổn hại men răng.

Do vậy, nếu muốn loại bỏ đốm đen ở răng an toàn, hiệu quả và nhanh chóng, bạn nên cân nhắc đến phương án tiếp theo: đến nha khoa để lấy cao răng. Tại đây, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng tác động trực tiếp vào các mảng bám và làm bong các mảng bám, nhờ đó làm sạch răng và ngừa được các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây nên.

4. Làm sao để hạn chế đốm đen trên răng?

Để ngăn chặn cao răng đen, việc hình thành những thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo các gợi ý cách chăm sóc răng như sau:

  • Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa Flour
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng tối thiểu 1 lần/ngày
  • Hạn chế các thực phẩm đậm màu, ưu tiên ăn nhiều rau xanh
  • Bỏ hút thuốc lá.

Sau khi răng được làm sạch, loại bỏ các mảng bám sẽ giúp chấm dứt tình trạng hôi miệng, cải thiện tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy sắp xếp thời gian đến nha khoa thăm khám và lấy cao răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã nắm được các thông tin cơ bản nhất về cao răng đen và chúc bạn luôn có được hàm răng sáng đẹp, khỏe mạnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *