Thực tế, răng bọc sứ bị đau nhức là tình trạng khá phổ biến sau khi thực hiện quy trình bọc răng. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày khiến việc ăn uống và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau mà bạn có thể tự xử lý tại nhà hoặc cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Nha khoa SK tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị đau.
Nguyên nhân răng bọc sứ bị đau
– Do cơ địa nhạy cảm: Một số người có cơ địa nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, do vậy sau khi bọc răng sứ có thể sẽ cảm thấy ê buốt, khó chịu trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, hiện tượng này thường tự hết sau một thời gian ngắn.
– Nướu chưa kịp thích nghi: Sau khi bọc răng sứ, nướu cần có thời gian để thích nghi với mão sứ mới. Do đó, trong những ngày đầu sau bọc răng sứ bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức hoặc ê buốt.
– Chưa điều trị triệt để viêm tủy răng: Nếu trước khi bọc răng sứ, bạn không điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng qua mão sứ, gây đau nhức dữ dội.
– Răng yếu: Răng yếu có thể khiến mão sứ không bám chặt vào cùi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, dẫn đến đau nhức răng sau bọc sứ.
– Bị lệch khớp cắn: Nếu khớp cắn bị lệch trong quá trình bọc răng sứ, mão sứ có thể bị cọ xát với răng đối diện hoặc nướu, gây đau nhức khi ăn nhai.
– Mão sứ bị hở mép: Mão sứ bị hở mép có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cùi răng, gây sâu răng và viêm tủy răng, dẫn đến đau nhức.
– Chế độ ăn uống không phù hợp: Sau khi bọc răng sứ, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng, dai, nóng hoặc lạnh vì có thể khiến răng sứ bị ê buốt và đau nhức.
– Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém sau khi bọc răng sứ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh lý về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, có thể gây đau nhức răng.
Biện pháp khắc phục răng sứ bị đau
– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,… theo hướng dẫn trên bao bì. … Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ cho phép, hạn chế việc đau buốt là uống vì nó có thể gây quá liều hoặc gây nhờn thuốc về lâu dài.
– Chườm đá lạnh lên má bên ngoài khu vực răng bị đau trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày, biện pháp này có thể giúp để giảm đau tạm thời cho răng.
– Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho răng miệng. Việc làm này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ chất nhờn bám xung quanh răng sứ, từ đó làm giảm đau nhức một cách đáng kể.
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Đồng thời,tránh ăn các loại thức ăn quá cứng, dai, nóng hoặc lạnh.
Trong trường hợp răng sứ bị đau kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị cụ thể tùy theo nguyên nhân gây đau. Để giảm đau nhức răng cho khách hàng, các sĩ có thể thực hiện các biện pháp như: lấy tủy răng nếu bị viêm tủy; điều trị các bệnh lý về nướu; Làm lại mão sứ nếu bị hở mép hoặc lệch khớp cắn; hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách…
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bọc răng sứ, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số hotline 093 472 4668 để được các bác sĩ giải đáp.
Bài viết liên quan
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?