Ngày 21/9, hội thảo nội bộ “Cấp cứu ngộ độc thuốc tê trong nha khoa” được nha khoa SK tổ chức nhằm mục đích nâng cao hơn nữa kiến thức cho các bác sĩ, y tá và cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm điều trị thực tiễn để nâng cao tính an toàn trong điều trị cho khách hàng.
Buổi hội thảo được chủ trì bởi bác sĩ Trần Tiến Mạnh với sự tham gia của các bác sĩ, y tá, phụ tá đang công tác tại Nha khoa SK. Ngoài các nội dung khoa học đã được kiểm chứng xoay quanh chủ đề chính, buổi hội thảo đặc biệt ấn tượng bởi phần tương tác câu hỏi giữa các hội thảo viên và bác sĩ chủ trì, cũng như phần chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình trong chẩn đoán, điều trị cho các trường hợp khác nhau khi gặp tình trạng ngộ độc thuốc tê của bác sĩ Mạnh.
Đội ngũ bác sĩ và y tá chụp ảnh lưu niệm trước khi hội thảo
Tốt nghiệp chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội với hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành, Bác sĩ Trần Tiến Mạnh cho biết: “Ngộ độc thuốc tê là một biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, diễn biến rất nhanh, khi bị ngộ độc nếu không được xử trí kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao”.
Theo bác sĩ, bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê có những biểu hiện như: bồn chồn, lo lắng, co giật. Đối với tim mạch, ở giai đoạn đầu bệnh nhân gặp tình trạng tăng huyết áp, mạch nhanh, loạn nhịp, có thể nhanh chóng chuyển nhẹ sang nặng và nguy kịch. Vì vậy, nếu xác định ngộ độc thuốc tê, cần tiến hành xử lý ngay lập tức.
Bác sĩ Trần Tiến Mạnh chia sẻ phương án gây tê an toàn
Trả lời cho câu hỏi “Thuốc hoặc hoạt chất nào quan trọng nhất trong việc giải ngộ độc thuốc tê?”; “Gây tê như thế nào để tránh xảy ra ngộ độc?” của các hội thảo viên, bác sĩ Trần Tiến Mạnh cho biết: “Việc giải độc và điều trị ngộ độc thuốc tê là một quá trình cực kỳ quan trọng và đòi hỏi sự chuyên môn cao. Thuốc quan trọng nhất trong việc giải độc ngộ độc thuốc tê thường là thuốc atropine và pralidoxime (2-PAM)”
Ngoài ra, Bác sĩ còn chia sẻ thêm: “Để tránh tình trạng ngộ độc thuốc tê, chúng ta cần phải tôn trọng những nguyên tắc gây tê, ví dụ như tôn trọng về liều lượng, kỹ thuật gây tê đúng, kiểm tra dấu vết hạn sử dụng, cơ địa người bệnh và quan trọng nhất là trình độ chuyên môn bác sĩ”.
Bác sĩ Trần Tiến Mạnh và đội ngũ y tá trao đổi về phương án xử lý ngộ độc thuốc tê
Hội thảo giúp đội ngũ bác sĩ, y tá nha kha SK hiểu rõ hơn về nguy cơ và biện pháp phòng ngừa ngộ độc thuốc tê trong điều trị nha khoa. Các kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ tại hội thảo giúp thuốc tê được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả trong các tình huống y tế tại nha khoa SK.
Tiếp nối chương trình, chuỗi đào tạo nội bộ sẽ được nha khoa SK tiếp tục tổ chức với những nội dung thiết thực, bổ ích nhằm việc cập nhật và ứng dụng sâu những kiến thức chuyên ngành y khoa để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Bài viết liên quan
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?
Răng bị nứt có tự lành không?
Cách khắc phục tình trạng răng thưa