Áp xe răng là một bệnh lý về răng miệng gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nha khoa SK tìm hiểu về áp xe răng là gì, và các điều trị áp xe răng hiệu quả.
Nội dung
Áp xe răng là gì?
Áp xe răng là một bệnh lý về răng miệng nhiễm trùng răng do vi khuẩn tạo thành với các ổ mủ, máu hình thành ở khu vực chân răng và dịch chảy ra ngoài. Tình trạng áp xe răng nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng nặng hơn ở khu vực răng, xương hàm và các mô xung quanh.
Nguyên nhân gây áp xe răng?
– Vệ sinh răng miệng kém:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến cho các mảnh vụn thức ăn còn bám lại trên răng, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng, dẫn đến tình trạng áp xe răng.
– Sâu răng:
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng áp xe răng, bởi khi răng bị sâu, ác vi khuẩn sẽ theo đó mà xâm nhập vào tuỷ răng, gây viêm nhiễm và dần dần hình thành áp xe răng.
– Viêm nha chu:
Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nướu và các mô hỗ trợ răng. Bệnh viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lan rộng gây ảnh hưởng đến chân răng, gây áp xe răng.
– Viêm tuỷ:
Đây là tình trạng viêm nhiễm ở tuỷ răng, sâu răng hoặc chấn thương răng là những nguyên nhân thường thấy dẫn đến việc viêm tuỷ. Viêm tuỷ nếu kéo dài, không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng.
– Hệ thống miễn dịch suy yếu:
Người mắc phải các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường,…sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, từ đó dẫn đến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào và chuyển biến thành áp xe chân răng.
Áp xe răng có những loại nào?
Áp xe chân răng
Áp xe chân răng là tình trạng áp xe hình thành do sâu răng khi không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nhiễm trùng tại khu vực này có thể lan theo nhiều chiều hướng gây tổn thương đến xương răng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến áp xe tạo túi mủ, viêm nhiễm lan đến các khu vực khác,…
Biểu hiện dễ thấy nhất của tình trạng áp xe chân răng là triệu chứng đau nhức, sưng nướu, mủ chảy ra từ túi nha chu và răng lung lay.
Áp xe nha chu
Tình trạng sâu răng, viêm tuỷ nếu kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến việc các vi khuẩn xâm nhập vào tuỷ răng gây nhiễm trùng, từ đó hình thành áp xe tại khu vực chân răng.
Dấu hiệu nhận biết áp xe răng
– Đau nhức dữ dội tại khu vực răng: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất, áp xe răng có thể khiến cho cơn đau rõ rệt tại khu vực răng, thậm chí có thể lan tới tai, hàm và khu vực cổ.
– Sưng mặt: Áp xe răng kéo dài khiến cho khu vực quanh răng bị áp xe sưng lên, kèm theo đó là nóng và đỏ.
– Hơi thở có mùi: Do mủ chảy ra tại khu vực bị áp xe dễ dàng dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
– Tình trạng áp xe chân răng kéo dài trong một số trường hợp có thể dẫn đến sốt.
– Nướu tại khu vực bị áp xe răng có biểu hiện bị sưng tấy, chuyển qua màu trắng bợt hoặc đỏ sẫm như máu.
– Răng nhạy cảm, bị đau nhức hơn khi ăn uống các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Cách điều trị áp xe răng
Sử dụng kháng sinh:
Trong các bước để điều trị áp xe răng, sử dụng kháng sinh là bước đầu tiên để đảm bảo rằng tình trạng áp xe răng sẽ không phát triển thêm. Lượng kháng sinh phù hợp sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy thuộc vào trường hợp cụ thể khác nhau.
Rửa tuỷ:
Trong trường hợp áp xe răng do sâu răng hoặc viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và khử trùng ống tủy, sau đó trám bít khu vực răng bị áp xe để ngăn ngừa tình trạng răng bị nhiễm trùng tái phát.
Rạch và dẫn lưu mủ:
Trong trường hợp áp xe răng lớn, bác sĩ có thể cần rạch một vết nhỏ để dẫn lưu mủ ra ngoài.
Đối với trường hợp người lớn, chữa tuỷ răng được coi là phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trẻ em, điều trị tuỷ thường không phù hợp trong trường hợp răng áp xe nặng và răng thường hay phải nhổ bỏ.
Sau khi điều trị tủy răng, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị triệt để và ngăn ngừa tái phát, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận sau mỗi bữa ăn để ngăn chặn vi khuẩn tấn công răng.
– Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng.
– Chải răng đúng kỹ thuật.
– Khám và lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng.
Bên cạnh việc đến tiến hành điều trị tuỷ răng tại phòng khám nha khoa, khách hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm đau và sưng tấy khu vực răng:
– Súc miệng bằng nước muối ấm.
– Chườm lạnh nên khu vực bị sưng từ 5-10 phút mỗi ngày.
Kết luận
Trên thực tế, tình trạng áp xe răng thường phát triển rất nhanh chóng, thông thường chỉ sau vài ngày, tình trạng này có thể phát triển mạnh mẽ và các ổ viêm dần hình thành tại khu vực răng bị tổn thương. Do đó, việc phát hiện và điều trị các áp xe răng sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trên đây là chia sẻ của Nha khoa SK về “áp xe răng là gì? Cách điều trị áp xe răng”, hi vọng những chia sẻ trên giúp cho bạn có được kiến thức về răng từ đó đưa ra được cách chăm sóc răng miệng phù hợp nhất. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến các vấn đề về răng miệng, hãy LIÊN HỆ trực tiếp với chúng tôi hoặc gọi điện qua số Hotline 0932 923 024 để được các bác sĩ giải đáp nhé!
Xem thêm: Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bài viết liên quan
Cách làm trắng răng bị ố vàng lâu năm
[BÙNG NỔ ƯU ĐÃI GIÁNG SINH]: ĐÓN GIÁNG SINH – RINH QUÀ KHỦNG!
Đội ngũ Bác sĩ tại Nha khoa SK Dental Clinic