RĂNG HÔ LÀ GÌ?

1. Răng hô là gì? Những trường hợp răng hô 

Răng hô (răng vẩu) là khuyết điểm dễ dàng nhìn thấy, tình trạng này xảy ra do sai khớp cắn, tương quan giữa răng hàm trên và hàm dưới có sự sai lệch. Răng hô có thể do cấu trúc của răng hay tương quan xương, trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường hợp răng hô và phương pháp điều trị.  

  • Răng hô hàm trên

Biểu hiện: Cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, xương hàm trên nhô ra, 2 hàm không khớp nhau, gương mặt không cân đối, khả năng phát âm, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng. 

  •  Răng hô hàm dưới

Biểu hiện: Cằm bị lệch, răng hàm dưới nằm ngoài răng hàm trên. Khi ngậm miệng thì hàm có thể bị lệch sang phải hoặc trái. Tình trạng này cần tiến hành điều trị sớm tránh hiện tượng răng và phần xương hàm bị ảnh hưởng, làm khớp cắn bị lệch và khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng. 

  • Răng hô cằm lẹm

Gương mặt cân đối sẽ được đánh giá tổng thể như sau: đỉnh cằm, môi, mũi sẽ tạo thành đường thẳng. Cằm bị lẹm là do cấu trúc của xương hàm quá ngắn, dáng cằm bị hụt vào trong khiến gương mặt không hài hòa. Cằm lẹm sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ chứ không gây trở tới sinh hoạt thường ngày. 

  •  Răng hô làm môi dày

Tình trạng này xảy ra do sự mất cân đối giữa răng hàm trên và hàm dưới, khớp cắn sai lệch. Vấn đề này vừa ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ vừa gây khó khăn cho việc ăn nhai. 

Biểu hiện: Răng hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức so với hàm dưới, môi dày và nhọn, miệng không khép được vào, răng bị đưa ra phía trước khi nhìn nghiêng. 

  •  Răng hô hở lợi

Khi cười, nướu răng bị lộ ra nhiều do thân răng quá ngắn, không tương xứng giữa chiều cao răng và lợi khi cười.

2. Cách nhận biết hô răng hay hô hàm

Để biết được mình đang hô theo xương hàm hay răng thì bạn có thể quan sát bằng mắt thường như sau: 

  • Hô hàm là hô do xương hàm: Khi 1 trong 2 hàm phát triển quá mức so với hàm còn lại hoặc 2 hàm đều phát triển và đưa ra quá mức so với cấu trúc xương của khuôn mặt. Tình trạng hô hàm không chỉ khiến khuôn miệng mất thẩm mỹ mà còn gây mất cân đối cho vùng xương trên gương mặt.
  • Hô răng là hô do răng: Hiện tượng này là do răng mọc lên không song song với đường thẳng đứng mà bị đâm chìa ra ngoài quá mức so với răng hàm dưới. Cung răng của hàm trên sẽ bị hẹp vào trong khiến bạn có cảm giác bị hô.
  • Hô cả hàm và răng : Tình trạng này rất phức tạp, gọi là hô hỗn hợp và nó sẽ có đầy đủ đặc điểm như đã mô tả ở trên.

3. Các phương pháp điều trị răng hô

Nhiều bạn trẻ thắc mắc chữa răng hô không cần niềng có được không? và hô hàm có niềng răng được không? Câu trả lời cho hai vấn đề trên đều là “Được”. Thông thường, để điều trị hô sẽ có hai giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng và làm răng sứ

Chữa răng hô không cần niềng: Các bạn có thể áp dụng phương pháp làm răng sứ. Làm răng sứ là hình thức mài răng và bọc các mão sứ vào giúp cải thiện răng hô và đều màu răng trắng đẹp, ưu điểm phương pháp làm sứ khá nhanh và mang lại thẩm mỹ cao. Tuy nhiên chi phí đắt hơn niềng răng và khi làm răng sứ sẽ mài răng khiến răng bị tổn thương. 

Chữa răng hô hàm: Nhiều người thắc mắc hô hàm có niềng răng được không. Trên thực tế, hô hàm vẫn có thể niềng răng nhưng chỉ cải thiện một phần, những người hô hàm thường được Bác sĩ chỉ định niềng răng và kết hợp với phẫu thuật hàm, bạn có thể niềng răng trước để sắp xếp đều các răng sau đó tiến hành phẫu thuật. 

  • Niềng răng hô: Áp dụng khi bị hô do sự sai lệch về răng thì niềng răng là phương pháp tối ưu, giúp sắp xếp các răng về vị trí mong muốn và chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn.
  • Những phương pháp niềng răng hiện nay: Niềng răng mắc cài kim loại; Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa; Niềng răng mắc cài sứ; Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa; Niềng răng mắc cài mặt trong; Niềng răng bằng khay niềng Invisalign; Niềng răng bằng khay niềng eCligner.
  • Phẫu thuật hàm: Áp dụng khi bị hô do xương hàm thì phẫu thuật hàm là phương pháp lý tưởng để cải thiện thẩm mỹ tối đa cho khuôn mặt.
  • Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Áp dụng khi bị hô do răng và xương hàm hoặc hô do xương hàm nhưng các răng mọc lệch lạc thì cần kết hợp cả hai phương pháp mới cho kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Việc chỉ định phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng trường hợp, nguyên nhân gây hô và mong muốn về hiệu quả chỉnh nha của mỗi người.Vậy bạn hãy dựa vào những đặc điểm ở trên để quan sát khuôn miệng của mình ở các góc khác nhau để nhận biết tình trạng mình đang gặp phải. Tuy nhiên, để xác định rõ tình trạng hô của mình bạn nên tới trực tiếp nha khoa SK để bác sĩ trực tiếp thăm khám, chụp phim CT 3D toàn hàm và tư vấn phương pháp điều trị răng hô tốt nhất. Hãy liên hệ với số hotline 0934.724.668 của nha khoa SK được hỗ trợ thông tin nhé ! 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ