Sau bọc răng sứ, ai cũng mong muốn giữ gìn nụ cười ấy luôn rạng rỡ và bền lâu. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng sứ cần có những lưu ý và cách thức riêng so với răng thật. Vậy làm thế nào để giữ cho răng sứ luôn trắng sáng và bền đẹp lâu dài? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn bảo vệ nụ cười rạng rỡ của mình.
Bọc răng sứ giữ được bao lâu?
Thông thường, tuổi thọ trung bình của răng sứ dao động từ 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, thời gian sử dụng thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
– Chất liệu răng sứ: Răng bọc sứ có chất liệu kim loại có tuổi thọ thấp nhất, chỉ từ 5 đến 7 năm, thậm chí có thể ngắn hơn nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Răng sứ titan thì có chất liệu tương tự với răng sứ kim loại, điểm khác nhau là lớp nền bên trong sử dụng titan thay cho hợp chất kim loại. Tuổi thọ của răng sứ titan đạt khoảng 5 – 10 năm. Răng bọc toàn sứ lại có tuổi thọ cao hơn, có thể lên đến 20 năm, thậm chí lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
– Tình trạng răng miệng trước khi bọc: Đối với những trường hợp răng khoẻ mạnh, răng bọc sứ có thể duy trì lâu hơn. Răng yếu, sâu hoặc viêm nướu thì răng sứ có thể dễ bong tróc, sứt mẻ hơn, dẫn đến giảm tuổi thọ.
– Kỹ thuật bọc răng sứ: Việc răng sứ có bền lâu hay không phần lớn phụ thuộc vào tay nghề cua bác sĩ, bác sĩ với tay nghề cao, kỹ thuật chính xác, tỉ mỉ sẽ giúp răng sứ duy trì lâu bền hơn.
– Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc: Sau bọc răng sứ, nếu chế độ vệ sinh, chăm sóc đúng cách răng sứ có thể duy trì được lâu dài.
Cách giữ răng sứ luôn trắng đẹp và bền lâu?
– Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Nên chải răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới và chải cả mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng.
Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng. Đồng thời, sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn để giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa sâu răng.
– Lựa chọn kem đánh răng phù hợp: Sau bọc răng sứ, bạn nên chọn loại kem đánh răng dành riêng cho răng sứ. Các loại kem đánh răng này thường có độ mài mòn thấp (RDA) để tránh làm mòn lớp men răng sứ. Tránh sử dụng các loại kem đánh răng có chứa chất tẩy trắng mạnh vì có thể làm bào mòn lớp men răng sứ và khiến răng trở nên nhạy cảm.
Bởi vì răng sứ nhạy cảm hơn nhiều so với răng thật của con người, do đó, loại kem đánh răng để bảo vệ răng sứ tốt nhất chính là kem đánh răng có chứa nhiều Fluor. Fluor có trong kem đánh răng có thể giúp cho răng trở nên chắc khỏe và sáng bóng hơn, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả những bệnh lý về sức khỏe răng miệng, giảm thiểu tối đa tình trạng tụt nướu sau khi bọc răng sứ.
– Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn các thực phẩm và thức uống có màu đậm như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt có ga, nước tương,… bởi vì những thực phẩm này có thể làm răng sứ bị ố vàng.
Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi vì những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ răng miệng. Đồng thời, uống nhiều nước lọc để giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ các chất bẩn trong khoang miệng.
– Tránh các thói quen xấu: Không hút thuốc lá vì thành phần Nicotin có trong thuốc lá có thể làm cho răng sứ bị ố vàng và xỉn màu, đồng thời còn có thể gây hại đến tổ chức nha chu, gây nên những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng
Không nhai thức ăn cứng như đá viên, kẹo cứng, xương động vật,… vì những thức ăn này có thể làm sứt mẻ hoặc vỡ răng sứ. Đồng thời, không nghiến răng khi ngủ vì thói quen này có thể làm mài mòn răng sứ và khiến răng trở nên nhạy cảm.
– Tái khám nha khoa định kỳ: 6 tháng một lần để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp. Lưu ý, bạn nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám.
Bằng cách tuân thủ các biện pháp chăm sóc răng miệng nêu trên, bạn có thể giúp giữ cho răng sứ luôn trắng đẹp và bền lâu. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bọc răng sứ và những vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ răng miệng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số hotline 096 963 56 80 để được các bác sĩ chuyên môn giải đáp.
Bài viết liên quan
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?