Cách khắc phục tình trạng răng quặp

Răng quặp vào trong là tình trạng sai lệch vị trí các trục răng, sai lệch khớp cắn khiến hàm răng của người bệnh trở nên mất thẩm mỹ, đôi khi là ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày. Răng quặp vào trong có thể gây hô, móm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

1. Răng quặp vào trong là tình trạng như thế nào?

Răng quặp vào trong hay còn gọi là răng cụp, là tình trạng răng mọc lệch phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng răng quặp này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày của người bị. Có không ít người đã tìm đến nha sĩ nhiều kinh nghiệm để điều trị chứng răng quặp. Có 2 dạng răng quặp vào trong thường gặp như sau:

  • Răng hàm trên quặp vào trong: Lúc này khi người bệnh cắn lại thì răng hàm dưới sẽ phủ răng hàm trên, trường hợp này gọi là răng móm.
  • Răng dưới quặp vào trong: Lúc này khi người bệnh cắn lại thì răng hàm trên sẽ ở tư thế phủ răng hàm dưới, trường hợp này thường gọi là răng hô.

Lưu bản nháp tự động

2. Vì sao răng quặp vào trong?

  • Do di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì chứng răng quặp vào trong cũng có tính di truyền. Gia đình có ông bà hay cha mẹ bị răng quặp vào trong thì con cháu cũng sẽ dễ mắc tình trạng tương tự. Tình trạng này cũng liên quan đến sự phát triển xương hàm trong giai đoạn mang thai.
  • Do thói quen sinh hoạt từ nhỏ: Những trẻ nhỏ có thói quen bặm môi trên, mút tay thường xuyên từ nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng răng quặp vào trong. Tuy nhiên thì tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách cho trẻ đeo hàm chỉnh nha trainer để định hình các răng trên hàm không bị quặp.

Lưu bản nháp tự động

3. Răng quặp có sao không?

  • Răng quặp ảnh hưởng đến thẩm mỹ:

Răng quặp có thể gây ra tình trạng mất thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn. Tình trạng răng quặp vào trong có thể ảnh hưởng không nhỏ đến nụ cười, khiến người sở hữu hàm răng không dám cười tự nhiên, khiến cho các giao tiếp trong đời sống thường ngày bị ảnh hưởng. Chưa kể, tình trạng răng hô hay móm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát âm.

  • Răng quặp gây khó khăn trong việc ăn nhai:

Răng quặp vào trong gây ra tình trạng ăn nhai khó vì nhóm răng cửa có thể bị hô hoặc móm. Tình trạng này khiến việc xé thức ăn gặp khó khăn, hoạt động nhai và nghiền thức ăn sẽ khiến cho các răng cối, răng hàm làm việc nhiều hơn. Lâu ngày tình trạng này dễ ảnh hưởng đến chức năng nhai và khớp thái dương hàm dễ bị mỏi.

  • Răng quặp tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý răng miệng:

Các răng quặp vào trong gây ra không ít khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, do đó đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy cấp

4. Cách khắc phục răng quặp vào trong

Hiện nay, với sự tiến bộ của các kỹ thuật nha khoa thì tình trạng răng quặp vào trong có thể được giải quyết , mang lại cho người bệnh nụ cười thẩm mỹ hơn và phục hồi chức ăn nhai tốt hơn, tự tin trong giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Phục hình răng sứ thẩm mỹ:

Phục hình răng sứ thẩm mỹ là một trong số các xu hướng làm đẹp hiện nay. Không những giúp chỉnh hình dáng răng, phục hình răng sứ thẩm mỹ còn giúp thay đổi, điều chỉnh các răng xoay, kể cả răng quặp vào trong cũng có thể được điều chỉnh bằng phương pháp này.

  • Chỉnh nha bằng mắc cài hoặc khay trong suốt:

Chỉnh nha là một phương pháp chỉnh hình răng hàm mặt dùng để sắp xếp lại vị trí các răng, dựng trục và điều chỉnh khớp cắn. Nhiều bạn trẻ cũng ưa thích việc chọn phương pháp chỉnh nha để khắc phục tình trạng răng quặp vào trong vì phương pháp này không yêu cầu mài nhỏ răng hay phải chữa răng nội nha để làm răng sứ.

Tóm lại, răng quặp vào trong là tình trạng chân răng mọc lệch làm cho các răng có phần thân mọc quặp vào phía trong cung hàm. Đây là 1 tình trạng phổ biến và tạo nên sự bất tiện trong cuộc sống, giao tiếp và ăn nhai. Với các phương pháp tân tiến của nha khoa ngày nay thì để điều trị tình trạng răng quặp vào trong, người bệnh có thể lựa chọn làm răng sứ thẩm mỹ hoặc chỉnh nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *