CÁCH KHẮC PHỤC TRÌNH TRẠNG BỌC RĂNG SỨ BỊ CHẢY MÁU

Nhắc đến phương pháp phục hình thẩm mỹ an toàn, nhanh chóng và hiệu quả thì không thể bỏ qua bọc răng sứ. Tuy nhiên, dù được đánh giá cao về độ an toàn nhưng vẫn có những trường hợp bọc răng sứ bị chảy máu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do đâu và làm sao để có thể khắc phục hiệu quả?
Tác nhân khiến bọc răng sứ bị chảy máu
Chất lượng sứ không đảm bảo
Nhiều cơ sở nha khoa  sử dụng những loại sứ kém chất lượng để gia tăng lợi nhuận. Những loại sứ không đảm bảo về chất lượng sẽ có tuổi thọ thấp, dễ vỡ và dễ bong tróc. Bên cạnh không mang lại hiệu quả thẩm mỹ, những bọc sứ không chính hãng, không rõ nguồn gốc còn gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Người dùng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có hiện tượng răng bị chảy máu dẫn đến nhiễm trùng, viêm lợi, …
Ảnh hưởng từ bệnh lý răng miệng: Một trong những lý do hàng đầu dẫn tới hiện tượng chảy máu sau bọc răng sứ chính là các bệnh lý nha khoa. Và điển hình là viêm nướu. Nếu người dùng không thực hiện lấy cao răng định kì, các vi khuẩn, mảng bám ở viền lợi, cổ và kẽ răng sẽ gây kích thích nướu. Lâu ngày, nướu sẽ bị viêm nhiễm. Khi nướu bị viêm, người bệnh sẽ có những biểu hiện như chân răng chảy máu, màu nướu sẫm, sưng lợi, miệng có mùi hôi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng thành viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, …
Quy trình bọc răng sứ xảy ra sai xót: Phương pháp bọc răng sứ yêu cầu khá cao về tay nghề của bác sĩ cũng như trang thiết bị. Do đó, việc sau khi bọc sứ răng có những biểu hiện bất thường như chảy máu thì rất có thể vấn đề nằm ở quy trình thực hiện. Đối với tay nghề bác sĩ, phương pháp này yêu cầu ít nhất 10 năm kinh nghiệm để đảm bảo không xảy ra sai sót. Bên cạnh đó, các trang thiết bị cũng cần có nguồn gốc rõ ràng để đem lại hiệu quả cao. Nếu những yếu tố trên không được đảm bảo, phần khuôn răng sứ sẽ không thể được thiết kế chính xác, không ôm khít răng. Từ đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, gây hại cho nướu răng dẫn tới chảy máu.
Phần chân răng bị gãy, nứt: Ngoài ra, bọc răng sứ bị chảy máu có thể do chân răng đã bị nứt, gãy. Điều này là bởi các tác động từ bên ngoài gây tổn hại tới chân răng. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như thấy đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, răng sẽ có cảm giác bị lung lay. Tình trạng này nếu không được chăm sóc và điều trị phì hợp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mất răng.
Phương pháp chăm sóc răng chưa phù hợp: Một số sai lầm trong thói quen chăm sóc răng cũng có thể khiến răng bị tổn thương, trở nên yếu đi. Ví dụ như thao tác chải răng quá mạnh, không có thói quen đánh răng hàng ngày, hay ăn các món ăn cứng, … Những hành động này lâu ngày sẽ gây tác động xấu tới răng, gây nhiều bệnh lý. Điển hình là viêm nướu, sâu răng và lâu ngày sẽ khiến răng lung lay kèm chảy máu.
Răng bọc sứ bị chảy máu có nguy hiểm không?
Tình trạng răng bị chảy máu sau khi bọc sứ có thể dẫn tới hàng loạt những biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như tiêu xương, áp xe nướu, các cấu trúc răng thật bị tổn thương, mất răng vĩnh viễn, … Những biến chứng này thường do người bệnh không tiến hành điều trị triệt để khiến bệnh lý ngày càng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng đau nhức khiến chức năng ăn uống suy giảm. Những cơ quan thuộc hệ tiêu hóa sẽ cần hoạt động nhiều hơn. Điều này là để có thể chuyển hóa chất đi nuôi dưỡng cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chúng dần suy yếu, các bệnh lý như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, … sẽ xuất hiện.
Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị chảy máu
Để khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị chảy máu, người bệnh cần thực hiện những phương pháp sau:
Điều trị nha khoa: Để có thể điều trị triệt để tình trạng chảy máu răng sau bọc sứ, người bệnh cần thăm khám nha khoa. Sau khi các bác sĩ đã kiểm tra tình trạng kĩ sẽ đưa ra giải pháp thích hợp. Sau khi thực hiện theo, tình trạng sẽ được để cải thiện và có thể dứt điểm.
Thực hiện quá trình chăm sóc răng miệng đúng cách: Việc đảm bảo một chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Người bệnh cần thực hiện đánh răng đúng kĩ thuật. Đồng thời, bàn chải được sử dụng cần là loại đầu lông mềm cùng kem đánh răng chứa fluoride. Ngoài ra, ta nên tập cho bản thân thói quen súc miệng sau khi ăn. Điều này sẽ giúp loại bỏ cặn thức ăn thừa.
Kiểm tra và điều chỉnh nha khoa đúng hẹn: Quá trình điều chỉnh lại răng sứ có thể được thực hiện để đảm bảo về vị trí và sự kết hợp với răng tự nhiên được tốt nhất. Nhờ vậy, ta sẽ tránh được tình trạng bị cọ xát hay chảy máu.
Điều trị triệt để các vấn đề răng miệng: Bệnh nhân cần tiến hành điều trị nha khoa để xử lý triệt để tình trạng chảy máu răng sau bọc sứ. Việc răng bị chảy máu có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý răng miệng. Khi đó, người bệnh cần chữa trị triệt để trước khi tiến hành bọc sứ.
Tuân thủ các chỉ định sau điều trị của bác sĩ: Sau khi thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra những lưu ý về chế độ chăm sóc. Người bệnh cần tuân thủ các chỉ định để đạt được hiệu quả và độ an toàn cao nhất. Đặc biệt, các biến chứng sau bọc răng sứ như chảy máy chân răng thường xảy đến. Chúng phát triển một cách từ từ. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe răng định kỳ là rất quan trọng. Bác sĩ có thể kiểm soát tình trạng răng miệng. Từ đó, các vấn đề sẽ được phát hiện sớm và điều trị nếu có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ