1. Thế nào là cao răng?
Cao răng hay còn được gọi là vôi răng là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,…) lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.
Cao răng được chia làm 2 loại:
- Cao răng thường đã được chỉ ra ở định nghĩa.
- Cao răng huyết thanh là loại cao răng mà khi cao răng thường gây viêm lợi thì tại vùng viêm đó sẽ tiết ra các dịch viêm và gây chảy máu, máu sẽ ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ.
2. Tác hại của cao răng
Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.
Bên cạnh đó trên bề mặt cao răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo acid có thể làm hỏng men răng và gây sâu răng. Vi khuẩn trong cao răng sẽ gây kích thích và tồn tại đến nướu răng:
- Ở mức độ nhẹ là viêm nướu: nướu sưng, đỏ, chảy máu… Bệnh viêm nướu có thể phục hồi trở lại nếu như vôi răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Nguy hiểm hơn nếu viêm nướu không được điều trị, cao răng sẽ hình thành nhiều hơn và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi đó hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tiết ra các hóa chất để chống lại với vi khuẩn và những sản phẩm của vi khuẩn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn khiến cho các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm bị suy yếu, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay dẫn đến bị mất răng.
- Ngoài ra các vi khuẩn còn là nguyên nhân của các bệnh nguy hiểm như viêm tủy ngược dòng cùng với các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng…
3. Làm thế nào để không bị cao răng?
Vệ sinh răng miệng là cách tốt để phòng tránh bị cao răng trong đó hãy nhớ:
- Chải răng đúng cách cùng với việc sử dụng các loại kem đánh răng có chứa flour, hoặc có thể ngâm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng.
- Khi những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở các vùng kẽ răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn, tránh việc để tích tụ các mảng bám
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những loại thức ăn có chứa nhiều đường và bột.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá có khả năng cao bị cao răng, do đó những ai có thói quen hút thuốc nên từ bỏ để tránh bị cao răng.
Khi cao răng hình thành, chúng ta nên đến nha sĩ để giải quyết các vấn đề về cao răng. Nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc lấy cao răng. Bởi nếu các dụng cụ hay thiết bị không được tiệt trùng nghiêm ngặt thì trong quá trình cạo vôi răng mà bị chảy máu, nó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả