Làm cầu răng sứ là một trong những kỹ thuật phục hình răng phổ biến hiện nay, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, có thời gian thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Ứng dụng công nghệ mới trong làm cầu răng sứ, Nha Khoa Kim sẽ là địa chỉ uy tín mà bạn có thể yên tâm lựa chọn.
1. Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ được ứng dụng trong trường hợp cần thay thế một hoặc 2 răng bị mất, bằng cách bắt cầu 2 bên giữa những răng bị mất. Cầu răng sứ bao gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng và 1 hoặc 2 răng giả (tùy thuộc số lượng răng mất) nằm ở giữa 2 mão răng này. Trong đó, 2 chiếc răng khỏe mạnh hai bên được loại bỏ mô men, sau đó gắn mão răng lên và đảm nhiệm vị trí làm trụ đỡ.
2. Các loại cầu răng sứ
Hiện nay trên thị trường có 4 loại cầu răng sứ phổ biến thường gặp nhất là:
-
Cầu răng sứ truyền thống
Cầu răng sứ truyền thống là phương pháp khá phổ biến sử dụng các răng chắc khỏe 2 bên của khoảng mất răng làm trụ cầu. Răng trụ sẽ được tiến hành loại bỏ mô men răng nhằm tạo một khoảng vừa đủ cho một chụp răng. giữa các trụ sẽ là một dải răng sứ gắn liền với các chụp nhằm thay thế cho phần răng mất.
-
Cầu răng sứ đèo
Răng sứ đèo hay răng sứ với là phương pháp sử dụng 1 hoặc 2 trụ răng ở trước hoặc sau răng mất làm cầu răng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các trụ răng, vì vậy chúng không được nhiều bác sĩ lựa chọn.
-
Cầu răng sứ cánh dán
Cầu răng sứ cánh dán có cấu tạo gồm 2 phần là phần răng sứ và cánh dán 2 bên. Phần răng sứ sẽ được dùng thay thế cho răng đã mất, phần cánh dán sẽ được cố định vào 2 răng trụ bên cạnh. Vì vậy, có thể thấy phương pháp này khá an toàn và ít tác động đến răng trụ. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng sẽ không chịu được tác động lức nhai quá lớn.
-
Cầu răng sứ trên Implant
Cầu răng sứ trên Implant được đánh giá là phương pháp hiện đại, mang lại hiệu quả cao và hầu như không tác động đến các răng thật lân cận. Phần cầu răng sẽ được gắn trực tiếp lên trụ Implant, phần trụ thay cho chân răng thật. Từ đó giúp khôi phục vẻ đẹp cũng như khả năng ăn nhai cao. Đồng thời phương pháp này còn hạn chế trường hợp tiêu xương hiệu quả.
3. Những ưu điểm khi làm cầu răng sứ
- Cầu răng sẽ được gắn cố định vào các răng trụ trên cung hàm nên tạo được cảm giác ăn nhai tự nhiên như răng thật.
- Cầu răng sứ có độ cứng, chắc, khả năng ăn nhai tốt so với răng thật.
- Cầu răng sứ có độ thẩm mỹ cao, màu sắc răng tự nhiên, phù hợp với các răng thật trên cung hàm.
- Không gây kích ứng với các tổ chức trong khoang miệng.
- Nếu cầu răng làm bằng vật liệu sứ không chứa kim loại sẽ tránh được hiện tượng bị “nhiễu hình” khi chụp film X-quang, chụp film cắt lớp (CT- scanner) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) đi qua vùng có cầu răng.
- Thời gian sử dụng của cầu răng sứ cũng khá lâu nếu cầu răng được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Phục hồi lại các chức năng khác của răng như:
– Khôi phục lại khớp cắn như bình thường
– Phục hồi khả năng phát âm, giao tiếp rõ ràng hơn
– Duy trì hình dạng khuôn mặt tự nhiên.
Ngăn chặn hay loại bỏ được những bất lợi khác do mất răng gây nên như:
– Ngăn chặn được tình trạng các răng ở trên và hai bên răng bị mất di chuyển khi cung hàm có khoảng trống.
– Ngăn ngừa được bệnh lý của khớp thái dương hàm do mất răng gây ra.
4. Làm thế nào để cầu răng sứ bền lâu trong miệng?
Cầu răng sứ có dùng được lâu trong miệng hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thói quen ăn nhai:
+ Nếu bạn có thói quen đưa hàm sang hai bên để nghiền thức ăn, khi đó ngoài lực nhai thẳng đứng, răng sẽ phải chịu thêm lực uốn cong do răng bị xoay, lâu dần răng trụ sẽ bị tiêu xương giữ chân răng. Khi đó bạn sẽ thấy lợi xung quanh răng trụ tụt xuống, răng trụ bị đau hay lung lay. Lúc này, có thể răng trụ sẽ không đủ khỏe để mang cầu răng, răng phải loại bỏ và phải làm cầu răng mới để thay thế răng mất.
+ Nếu bạn chỉ nhai một bên cũng là thói quen gây nhanh hỏng cầu răng ở bên bạn nhai do các răng trụ phải thường xuyên chịu một lực nhai quá mạnh so với chúng phải chịu. Do vậy các răng trụ sẽ nhanh chóng bị tụt lợi, tiêu xương và bị hỏng.
+ Thói quen hay dùng răng cửa để cắn hay nhằn đồ ăn cũng làm cho cầu răng ở vùng này dễ gãy, vỡ.
- Thói quen di chuyển hàm
+ Nếu bạn có thói quen trượt răng cửa hàm dưới ra trước thì những cầu răng ở phía răng cửa sẽ bị ảnh hưởng bởi lực đẩy theo hướng trượt hàm làm các răng trụ cũng bị ảnh hưởng theo. Như vậy cầu răng sẽ không thể bền được.
- Thói quen dùng thực phẩm: thực phẩm cứng dễ gây gãy, mẻ sứ của cầu răng.
- Cách vệ sinh răng miệng: chải răng sau khi ăn, lấy sạch thức ăn ở kẽ răng xung quanh cầu răng bằng chỉ nha khoa, lấy sạch thức ăn ở dưới các nhịp cầu bằng cây luồn chỉ hoặc bằng máy tăm nước. Chải răng đúng cách để tránh tụt lợi và mòn cổ răng ở những răng trụ.
- Mô răng thật: nếu răng làm trụ cầu bị sâu hoặc vỡ lớn, phần mô răng còn lại rất ít thì bản thân chúng sẽ rất yếu. Khi đó, nha sĩ sẽ gia cố thêm chốt răng hoặc một cùi giả trước khi làm chụp để máng cầu răng. Trong trường hợp như vậy, nha sĩ sẽ thảo luận kỹ với bạn về kế hoạch điều trị cũng như cách chăm sóc để cố gắng cầu răng sử dụng được lâu nhất có thể.
- Tay nghề nha sĩ: việc chọn được một nha sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm phục hình sẽ là một lợi thế, giúp bạn sử dụng cầu răng sứ được lâu dài.
+ Kỹ thuật lắp răng sứ cũng rất quan trọng. Một cầu răng sứ trước khi được gắn chặt vào răng phải được nha sĩ kiểm tra kỹ về độ ôm khít của các chụp răng vào các răng trụ, về sự chạm khít với các răng thật xung quanh. Nếu cầu răng sứ không đạt yêu cầu, không khít sát mà vẫn được gắn vào các răng trụ sẽ gây đọng thức ăn ở chỗ bị hở, gây hôi miệng, lâu dần răng trụ sẽ bị sâu, gãy răng trụ và có thể không giữ được răng.
Làm cầu răng sứ để bù răng bị mất là một lựa chọn tốt. Khách hàng cùng tuân thủ tốt các yêu cầu về mặt kỹ thuật, bảo quản và sử dựng cầu răng thì một cầu răng sứ có thể dùng được lâu dài đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chức năng ăn nhai, chức năng thẩm mỹ và các chức năng khác của răng.
Bài viết liên quan
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?
Răng bị nứt có tự lành không?
Cách khắc phục tình trạng răng thưa