1. Thế nào là hàm duy trì?
Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi hoàn tất chỉnh nha. Tác dụng của hàm duy trì là ổn định tổ chức quanh răng, hạn chế tình trạng xô lệch răng, từ đó đảm bảo kết quả niềng răng mỹ mãn, đạt hiệu quả lâu dài.
2. Vì sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?
Theo cấu tạo, răng là bộ phận đặt trong xương hàm, xung quanh là dây chằng nha chu. Các dây chằng nha chu có khả năng ghi nhớ vị trí cũ. Vì vậy, nếu không đeo hàm duy trì sau niềng răng, ký ức về vị trí ban đầu của dây chằng nha chu khiến răng trở lại tình trạng trước đó.
Ngoài ra, sau thời gian dài niềng răng chịu lực siết, tổ chức quanh răng như mô nướu, mô nha chu và đặc biệt là ổ chân răng đều nhạy cảm, không thể cố định chắc chắn cho răng. Do đó, cần phải sử dụng hàm duy trì để ổn định vị trí của răng sau khi tháo mắc cài, nhờ vậy tránh tình trạng răng xô lệch theo thời gian.
Đeo hàm duy trì góp phần giữ nguyên các răng ở vị trí mới, tạo xương mới trong tình trạng hài hòa với răng. Điều này có thể mất từ 9 đến 12 tháng để xương, răng và nướu được thích nghi với thay đổi của hàm răng. Đây cũng là lý do tại sao Bác sĩ chỉnh nha khuyến khích bạn nên đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng.
3. Hàm duy trì có mấy loại?
Hàm duy trì sau niềng răng có 3 dạng: hàm duy trì cố định, hàm duy trì tháo lắp và hàm tháo lắp bằng nhựa trong suốt . Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể:
3.1. Hàm duy trì cố định
Đây là hàm duy trì làm từ dây thép có nhiều kích cỡ, hình dạng xoắn hoặc thẳng và được gắn cố định vào bên trong của răng trước (răng 1, 2, 3) bằng Composite.
Ưu điểm:
- Do đặc điểm cố định nên không xảy ra trường hợp quên đeo hàm duy trì.
- Dây kim loại được gắn vào mặt trong nên khó phát hiện, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Đeo hàm duy trì cố định sau niềng răng bằng kim loại có thể gây xước miệng, lưỡi khi ăn uống.
- Khó vệ sinh kẽ răng, dẫn đến tình trạng sâu răng và hôi miệng.
- Tạo cảm giác cộm, khó chịu khi đeo.
3.2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Đây là hàm duy trì làm từ dây cung kim loại, ôm sát răng cửa giữa hai răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc bên dưới phần lưỡi của bệnh nhân.
Ưu điểm
- Dễ dàng tháo ra lắp vào, nhờ vậy khách hàng tiện lợi trong sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Độ bền cao, có thể đeo lâu dài mà không phải thay mới.
Nhược điểm
- Dây cung kim loại được gắn phía bên ngoài, không đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng.
- Do có khả năng tháo ra nên khách hàng có thể quên đeo, từ đó ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
- Khách hàng quên tháo ra khi ăn uống nên gây ra tình trạng gãy, vỡ hàm. Việc làm lại có thể tốn kém thêm chi phí.
3.3. Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt
Đây là hàm duy trì làm từ chất liệu nhựa trong suốt và được chế tác dựa trên dấu hàm của mỗi người.
Ưu điểm
- Đem lại tính thẩm mỹ cao do được làm từ nhựa trong suốt, khó phát hiện.
- Dễ dàng tháo lắp nên đem lại tính tiện lợi khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
- Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt được chế tác dựa trên dấu hàm của mỗi người, nhờ vậy ôm sát cung răng và giữ răng một cách tốt nhất.
Nhược điểm
- Do tháo lắp dễ dàng nên người sử dụng dễ quên, dễ mất, không đeo hàm duy trì, từ đó ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
Trên đây là các loại hàm duy trì phổ biến ngày nay. Rất nhiều thắc mắc xoay quanh câu hỏi nên dùng hàm duy trì loại nào. Nhìn chung, mỗi loại hàm duy trì đều có ưu – nhược điểm khác nhau và để xác định đâu là hàm duy trì sau niềng răng phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ sau khi kết thúc niềng răng.
Tùy vào tình trạng của mỗi người, Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân đeo loại hàm duy trì phù hợp, cũng như chú ý thời gian đeo bao lâu tốt nhất.
4. Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu?
Dù là niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay niềng răng trong suốt invisalign thì khách hàng đều phải đeo hàm duy trì sau khi kết thúc chỉnh nha. Vậy thời gian đeo hàm duy trì bao lâu?
Theo đó, thời gian từ 3 đến 6 tháng đầu tiên, bạn có thể được yêu cầu đeo hàm duy trì từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày. Khuyến nghị này dựa theo một số yếu tố như mức độ lệch lạc của tình trạng răng ban đầu, tuổi tác (thời gian đeo hàm duy trì ở người lớn lâu hơn so với trẻ em) và có thể sử dụng hàm duy trì, để hoàn tất các răng chưa được thẳng hàng.
Vào 6 tháng tiếp theo, khách hàng chỉ cần đeo hàm duy trì sau niềng răng vào ban đêm. Đến khi đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng, bác sĩ khuyến khích bạn sử dụng từ 3 đến 4 ngày trong tuần, chủ yếu vào ban đêm khi ngủ.
Tại Nha Khoa SK, sau khi tháo mắc cài, khách hàng vẫn phải đến gặp Bác sĩ để được theo dõi và tái khám định kỳ. Lúc này, thời gian đeo hàm duy trì cũng là giai đoạn Nha Khoa SK bảo hành kết quả điều trị, đảm bảo các răng ở vị trí ổn định và không tái phát.
5. Các lưu ý và hướng dẫn vệ sinh răng đúng cách
Nhiều người thắc mắc đeo hàm duy trì có ăn được không, đáp án chính là có. Điều này là do hàm duy trì được thiết kế vừa vặn với răng và xương hàm, nhờ đó không ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Tuy nhiên, khi đeo hàm duy trì, bạn nên ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt; đồng thời kiêng cữ các loại thực phẩm dưới đây, để vừa tốt cho sức khỏe răng miệng, vừa bảo vệ hàm duy trì:
- Thực phẩm nhiều đường và tinh bột có độ bám dính cao. Nếu không biết cách làm sạch dễ tích tụ vi khuẩn trong kẽ răng, gây ra sâu răng và hôi miệng.
- Nước ngọt có ga, cà phê, socola khiến hàm duy trì bị ố vàng.
- Thực phẩm cứng và giòn như khoai tây chiên, bỏng ngô, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó) ảnh hưởng đến chất lượng hàm duy trì.
Khi đeo hàm duy trì, khách hàng nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể là giữ thói quen làm sạch răng, bằng bàn chải lông mềm; sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và tăm nước để loại bỏ toàn bộ vụn thức ăn sót lại trên răng.
Nha Khoa SK trang bị đầy đủ những thiết bị, công nghệ hỗ trợ niềng răng ngay tại nha khoa. Đảm bảo quá trình thăm khám và lên kế hoạch điều trị diễn ra thuận lợi, giúp đưa răng về đúng vị trí mà khách hàng mong muốn một cách nhanh chóng, qua đó giúp rút ngắn thời gian phục hình.Tại đây sử dụng vật liệu, khí cụ chỉnh nha chính hãng 100%, tất cả đều được kiểm định chất lượng kỹ càng.
Bài viết liên quan
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?