Hậu quả của tình trạng mất răng như thế nào?

Nhiều người cho rằng việc mất đi một chiếc răng thì không ảnh hưởng quá nhiều tới cơ thể, tuy nhiên việc mất răng vĩnh viễn lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới khả năng nhai, thẩm mỹ, xô lệch các răng còn lại…Cho nên cần có những biện pháp can thiệp sớm khi có tình trạng mất răng xảy ra.

1. Nguyên nhân gây mất răng ở người lớn

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn như:

  • Hậu quả của các bệnh lý răng miệng như sâu răng, sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu…
  • Do chấn thương làm hỏng răng, gãy răng.
  • Do răng số 8 mọc lệch làm hỏng răng bên cạnh, hỏng chân răng nên phải loại bỏ răng.
  • Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn uống không đủ chất như canxi, kali… làm răng bị suy yếu dễ dẫn tới tình trạng mất răng.
  • Do tuổi tác: Đây là nguyên nhân không thể thay đổi được, khi tuổi tác càng cao các hoạt động nhai, nghiến và cắn dùng lâu dần sẽ gây bào mòn lớp men và các góc cạnh của răng, dẫn tới hiện tượng lão hóa. Lão hóa răng khiến cho răng không còn chắc khoẻ và dẫn đến mất răng.

2. Hậu quả của việc mất răng?

Dù nguyên nhân gì thì sự mất răng ở người lớn đều không thể phục hồi được, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm giảm chức năng ăn nhai

Khi mất một răng thì thực tế chúng ta đã mất đi gấp đôi hệ số nhai của răng đó, do răng tương tự của hàm đối diện cũng không còn chức năng nhai. Khi đó sẽ giảm khả năng nghiền thức ăn trước khi vào cơ thể nguy cơ dễ gây ra tình trạng đau dạ dày. Đặc biệt là mất răng hàm thì khả năng nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi lực nhai suy giảm còn ảnh hưởng đến thú vui ăn uống mỗi ngày.

  • Xô lệch răng và gây sai khớp cắn

Mất răng làm cho lực ăn nhai không được phân bố đồng đều, hai răng bên cạnh vị trí răng bị mất không còn điểm tựa, các răng sẽ có xu hướng xô lệch, xê dịch về vị trí răng mất, lâu dần sẽ tạo khoảng trống cho các răng khác tiếp tục xô lệch. Không những gây ảnh hưởng thẩm mỹ của hàm răng mà còn gây ảnh hưởng tới các răng còn lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn nhai về lâu về dài. Không những thế khi có các khoảng kẽ trong răng thì thức ăn dễ mắc vào và làm vi khuẩn tích tụ, phát triển dẫn tới các bệnh lý răng miệng ra tăng.

  • Tiêu xương ổ răng

Sau khi mất răng, thì xương hàm xung quanh ổ răng đã mất bắt đầu tiêu đi do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể. Xương ở vùng răng mất sẽ tiêu đi rất nhanh chóng, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ hàm răng và gây ảnh hưởng tới đến việc phục hình sau này, nếu điều trị cần ghép xương. Tiêu xương cũng làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như hóp má, không còn điểm tựa da mặt bị chảy xệ nếp nhăn sẽ xuất hiện nhanh hơn, khuôn mặt già đi so với tuổi. Ngoài ra, tiêu xương ổ răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ hàm răng và cũng khiến hàm giảm lực nhai, răng trở nên lỏng lẻo hơn.

  • Bệnh đau đầu, đau cổ vai

Răng bị mất làm cho hàm bị mất cân bằng, lực nâng đỡ cũng không còn, những răng còn lại sẽ nghiêng theo chiều ngẫu nhiên từ đó lực nhai tác động lên những răng còn lại tăng lên một cách bất thường dẫn đến thay đổi biên độ dao động của khớp thái dương hàm, lâu ngày gây ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm làm bạn bị đau đầu, đau vai, gáy,…

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp

Răng bị mất ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi bạn giao tiếp, nhất là những vị trí răng thường lộ ra khi nói chuyện hay cười. Kể cả việc mất răng hàm thì theo thời gian, răng các vị trí răng khác cũng sẽ bị xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn hàm. Ngoài ra còn có hiện tượng phát âm bị thay đổi,… răng hàm thi thoảng đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc mặt cho nên khi mất răng dẫn đến tình trạng tiêu xương làm cho bạn bị hóp má, da chảy xệ, vùng da quanh miệng xuất hiện nếp nhăn cũng là tác nhân của hiện tượng lão hóa da sớm.

3. Những cách xử lý khi bị mất răng

Rất nhiều người thắc mắc phải làm gì khi mất răng, đặc biệt nhiều người thắc mắc mất nhiều răng phải làm sao? Khi mất răng có thể sử dụng một số biện pháp để khắc phục nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng do mất răng gây ra như:

  • Hàm giả tháo lắp

Đây là kỹ thuật thường được áp dụng với những người cao tuổi, những bệnh nhân bị mất răng lâu ngày. Kỹ thuật này có thể sử dụng khi mất một vài răng thậm trí toàn bộ hàm răng. Phương pháp này sử dụng một hàm giả có phần mô nướu gắn trực tiếp lên nướu của bệnh nhân có thể làm hàm giả bán phần hay toàn phần tùy vào từng đối tượng. Khi sử dụng kỹ thuật hàm giả tháo lắp này thì hoàn toàn có thể tháo ra vệ sinh dễ dàng. Những nhược điểm của phương pháp này là khi hàm tháo lắp sẽ bị cong và lệch khi bị một lực tác động mạnh, khả năng nhai yếu, dễ rơi khi sử dụng một thời gian, không ngăn được sự tiêu xương… Vì vậy, kỹ thuật này hiện không còn được sử dụng nhiều.

  • Làm cầu răng sứ

Đây là phương pháp thay thế hiệu quả nếu như bị mất một hay nhiều răng trên cùng một khu vực, phương pháp này có thể giảm bớt một số nhược điểm của phương pháp hàm tháo lắp giả. Làm cầu răng sứ là kỹ thuật trồng răng giả cố định, tuy nhiên để làm được cầu răng đòi hỏi 2 răng lân cận phải tương đối chắc khỏe mới có thể đỡ được cầu răng. Ưu điểm là khả năng nhai tốt hơn so với hàm giả tháo lắp, tuổi thọ cao hơn và nhìn tự nhiên hơn. Nhược điểm là khó làm sạch xung quanh răng bên dưới cầu răng, không ngăn được sự tiêu xương, dễ sứt mẻ nếu ăn nhai đồ cứng…

  • Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant thường là phương pháp được lựa chọn tốt khi cần thay thế một răng hay nhiều răng ở các vị trí khác nhau trong khoang miệng. Phương pháp này hiện đại và phục hồi khả năng ăn nhai tốt gần như răng thật. Khi thực hiện thì bạn được gắn một trụ chân răng giả vào trong hàm, rồi gắn chiếc răng thay thế vào tạo độ bám vững chắc. Ưu điểm phương pháp này là tuổi thọ răng giả kéo dài, phục hồi chức năng nhai tốt, thẩm mỹ cao, không ảnh hưởng các răng lân cận, hạn chế tình trạng tiêu xương. Nhược điểm là đây là phương pháp phẫu thuật cho nên cũng sẽ gây ra một vài biến chứng tương tự như các can thiệp phẫu thuật khác.

Như vậy, khi mất răng thì có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà còn thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Cho nên nếu như không may gặp phải tình trạng này thì nên tới cơ sở Nha Khoa SK khám và điều trị sớm tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng điều trị khó khăn hơn. Mọi thông tin xin liên hệ tới số hotline 0934.724.668 hoặc Fanpage Nha khoa Sk Dental Clinic để được hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *