Răng sứ có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, mặc dù các vật liệu này rất bền và mão sứ được thiết kế để hoạt động thay cho răng mà nó bao phủ, nhưng ngay cả mão sứ mạnh nhất cũng không thể sánh với độ bền của răng tự nhiên và răng sứ không tồn tại mãi mãi như răng thật. Do đó, bạn cần chăm sóc răng sứ thật tốt.
1. Vì sao cần chăm sóc răng sứ đúng cách?
Chiếc mão răng sứ sẽ bao phủ chiếc răng thật, nếu mão sứ không có hình dạng tốt, nó không thể bảo vệ miệng khỏi vi khuẩn và tổn thương. Thân răng bị hỏng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ xâm nhập vào răng bị tổn thương bên dưới và các răng khác xung quanh.
Sau khi bọc răng sứ, nếu không chăm sóc đúng cách, bạn có thể mắc phải một số bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến cả răng thật, như:
- Viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng…: xảy ra khi thức ăn còn sót lại trong răng, vi khuẩn phát triển chuyển hóa các chất bám ở răng thành axit làm hỏng men răng. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn do răng thật đã chụp sứ bên ngoài.
- Hôi miệng: trường hợp không vệ sinh sạch sẽ răng miệng nói chung hay răng sứ nói riêng sẽ dẫn đến hôi miệng. Tình trạng hôi miệng sẽ làm giảm sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày dù răng đã được bọc sứ đẹp.
2. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi bọc sứ
Để kéo dài tuổi thọ và tính thẩm mỹ của răng sứ, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của các bác sĩ:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải có đầu lông mềm và ưu tiên những loại kem đánh răng có chứa flour.
- Thay bàn chải định kỳ 3 – 4 tháng/lần để không tạo môi trường cho vi khuẩn có hại tích tụ.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước giúp đạt hiệu quả tối ưu trong việc giữ răng sạch mảng bám.
- Sử dụng máng nhai hay máng bảo vệ ban đêm khi ngủ nếu bạn có tật nghiến răng.
3. Sau khi bọc răng sứ nên kiêng gì?
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp bảo vệ răng sứ một cách tốt nhất
- Hạn chế các thực phẩm quá cứng, dai cũng như thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tổn thương đến răng thật bên trong và mão răng sứ bên ngoài.
- Giảm các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và nhiều axit như bánh, kẹo, nước ngọt các loại… Vì sẽ tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có hại phát triển, phá hủy men răng tự nhiên.
- Tăng cường nhóm thực phẩm tăng cường canxi cho cơ thể, giúp răng chắc khỏe hơn như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua…
- Uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng.
- Hạn chế dùng thực phẩm có màu như trà, cà phê…để tránh làm ảnh hưởng đến màu răng sứ.
- Loại bỏ thuốc lá – nguyên nhân khiến răng ố vàng và gây bệnh răng miệng.
4. Tái khám định kỳ
Định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín là thói quen tốt để răng của bạn được điều trị kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Đối với trường hợp bọc răng sứ, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra lại sự khít sát giữa mão răng sứ và đường viền của răng thật, sự chắc khỏe của nướu…Từ đó, giúp duy trì răng sứ đẹp, sáng bóng lâu dài.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả