Khớp cắn ngược là gì? Hướng điều trị khớp cắn ngược

1. Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối và tác động xấu tới cử động của hàm.

2. Nguyên nhân gây khớp cắn ngược

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược, có thể là do răng hoặc do xương hàm hoặc do cả răng và xương hàm.

  • Khớp cắn ngược do răng: Biểu hiện là nhóm răng cửa phía trước hàm dưới chìa ra bên ngoài, bao lấy răng hàm trên. Khớp cắn ngược do răng do thể điều trị bằng phương pháp niềng răng, tuy nhiên nếu điều trị sớm thì do răng trên luôn bị răng dưới gây cản trở phía trước nên răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, nhất là giai đoạn trẻ còn đang tăng trưởng và phát triển. Hậu quả là xương hàm trên kém phát triển hơn so với hàm dưới biểu hiện ra là một khuôn mặt lõm hay còn gọi là mặt gãy ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.
  • Khớp cắn ngược do xương hàm: xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới. Với trường hợp khớp cắn ngược do xương mức độ nặng thì hướng điều trị chủ yếu là phẫu thuật tạo hình. Hầu hết các trường hợp phẫu thuật là từ 18 tuổi trở lên để đảm bảo là các dấu hiệu tăng trưởng đã ngừng lại và các sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục.

3. Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Nếu tình trạng khớp cắn ngược gặp ở trẻ nhỏ vẫn còn răng sữa và cơ hàm không bị đưa ra quá nhiều thì bố mẹ nên theo dõi sự phát triển của răng trẻ thường xuyên. Vì trong giai đoạn này, răng trẻ vẫn chưa phát triển ổn định. Bên cạnh đó, bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ từ bỏ thói quen xấu như chống tay lên cằm, cắn răng…Khi hết giai đoạn thay răng sữa mà trẻ vẫn còn tình trạng sai lệch khớp cắn, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám.

Nếu lúc này xác định trẻ bị ngược khớp cắn do răng, bố mẹ nên chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng cho trẻ. Độ tuổi vàng để niềng răng là từ 13-18 tuổi do lúc này các cấu trúc răng chưa ổn định. Niềng răng sớm sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

4. Tác hại của khớp cắn ngược

Nếu như bạn đang mắc phải bệnh lý này thì hãy đến nha khoa càng nhanh càng tốt. Ở đó, các nha sĩ chuyên ngành sẽ nêu rõ tình trạng răng miệng của bạn và đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp nhất. Vậy răng bị khớp cắn ngược có nguy hiểm không, nó gây ra những ảnh hưởng gì?

Theo các nghiên cứu trong khoa học và thực tiễn, khớp cắn ngược loại 3 có thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Gây mất thẩm mỹ cho chủ nhân

Khuôn mặt của người bị hàm cắn ngược sẽ bị lệch sang một bên và rất mất cân đối do cằm bị nhô và chìa ra phía trước nặng. Nếu như không có phương pháp điều trị từ sớm, dưới tác động của việc ăn nhai thức ăn hàng ngày, hàm sẽ ngày càng nhô ra nhiều hơn. Lúc đó tổng thể gương mặt sẽ méo và lệch nặng, thiếu đi tính thẩm mỹ và bạn sẽ ngày càng tự ti. 

  • Làm suy giảm khả năng ăn nhai

Khi hai khớp cắn quá gần nhau hoặc quá cách xa nhau thì quá trình hoạt động của hai hàm sẽ rất khó khăn. Việc ăn, cắn thức ăn sẽ trở thành một hiểm ngại khiến cho bệnh nhân không thể nghiền nát thức ăn dễ dàng như người thường.

  • Khả năng phát âm bị hạn chế

Khi cấu trúc hàm của bạn không đạt chuẩn thì việc phát âm sai là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình nói chuyện, giao tiếp mà khuôn miệng bị lệch, méo hay hở hàm sẽ khiến cho người bệnh mắc chứng nói ngọng, nói không rõ từ và bị nuốt âm.

  •  Ảnh hưởng đến khớp thái dương của xương hàm

Trường hợp bị lệch xương khớp cắn về lâu về dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp thái dương. Do đó, xuất hiện tình trạng viêm khớp thái dương, khiến người bệnh nhân bị đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

5.Cách điều trị khớp cắn ngược

  • Niềng răng khớp cắn ngược

Đối với những bệnh nhân gặp tình trạng khớp cắn ngược nhẹ hoặc các trường hợp sai khớp cắn nhẹ khác như khớp cắn đối đầu , điều trị khớp cắn thì nha sĩ thường khuyên thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ bằng phương pháp niềng răng. Khách hàng sẽ được tư vấn kỹ càng về tình trạng răng miệng của mình cũng như các loại mắc cài, dụng cụ chuyên dụng kèm theo khi thực hiện chỉnh nha.

Tùy thuộc vào từng tình trạng của từng khách hàng về điều kiện, nhu cầu cụ thể mà các chuyên gia tư vấn sẽ đưa ra cho bạn một cách giải quyết hoàn hảo nhất.

  • Phẫu thuật chỉnh hình điều trị khớp cắn ngược

Còn đối với những trường hợp nặng do xương hàm phát triển quá mạnh hay dị tật khe hở vòm miệng thì việc thực hiện niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ là hoàn toàn bất khả thi. Trong trường hợp này, nếu muốn khắc phục nhược điểm thì bắt buộc bạn phải làm phẫu thuật hàm.

Phẫu thuật chỉnh sửa hàm nhằm làm cho tương quan hàm trên và hàm dưới hài hoà với nhau. Từ đó, khắc phục hàm cắn ngược làm thay đổi hình dáng khuôn mặt, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân trên 18 tuổi để đảm bảo về các dấu hiệu ngừng phát triển xương hàm và các sai lệch trên khuôn mặt.

Đến với Nha Khoa SK  bạn sẽ được thăm khám tình trạng răng miệng kỹ càng trước khi được các chuyên gia tư vấn. Tùy vào từng tình trạng của từng khách hàng, đội ngũ nha sĩ hàng đầu sẽ đưa ra các phương án chữa trị thích hợp nhất cho lựa chọn.

Với đội ngũ nhân viên chất lượng cao cùng với các thiết bị tân tiến, hiện đại, áp dụng kỹ thuật cao trong quá trình thực hiện. Nha Khoa SK  hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một kết quả như bạn mong muốn với độ bền cao và khắc phục triệt để các tình trạng răng trước đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ