Thiếu mầm răng vĩnh viễn là hiện tượng không bình thường của răng miệng. Trên thực tế, hiện tượng này không hiếm gặp và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy Mầm răng là gì? các bạn hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa SK để có câu trả lời nhé!
Nội dung
1. Mầm răng là gì?
Mầm răng là một cụm tế bào chứa thông tin di truyền về những điều kiện cần thiết để răng phát triển, bao gồm hình dạng, cấu trúc, kích thước và màu sắc. Khi mầm răng phát triển, nó sẽ hình thành một phần của rễ và niêm mạc răng, giúp răng tăng trưởng và nằm cố định trong hàm. Mầm răng là tập hợp các tế bào cuối cùng tạo thành một chiếc răng. Những tế bào này có nguồn gốc từ ngoại bì của vòm họng đầu tiên và ngoại trung bì của mào thần kinh. Mầm răng được tổ chức thành ba phần: men răng, nướu răng và túi răng (hoặc nang răng).
Thông thường, con người sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng. Những chiếc răng này chỉ mọc lên 2 lần là khi mọc răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Trong đó, thiếu mầm răng vĩnh viễn là tình trạng có 1 hoặc nhiều răng trên hàm không mọc lên.
2. Thiếu mầm răng vĩnh viễn có sao không?
Thiếu mầm răng vĩnh viễn được xem là tình trạng bất thường và gây ra nhiều ảnh hưởng cho người bệnh như:
-
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Thẩm mỹ là yếu tố phải kể đến đầu tiên. Khi thiếu răng vĩnh viễn, tại vị trí mà răng không mọc sẽ bị bỏ trống, từ đó tạo lỗ hở cho hàm răng. Hơn nữa, khi thiếu răng, các răng còn lại sẽ khó nằm cố định trên cung hàm mà sẽ “chạy” khỏi vị trí. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng lệch lạc, lộn xộn, răng thưa.
-
Ảnh hưởng đến khớp cắn
Việc thiếu răng sẽ hình thành khoảng trống tại vị trí răng không mọc lên, lâu ngày sẽ làm cho các răng bên cạnh bị xô lệch, nghiêng ngả. Từ đó làm mất căn bằng giữa các răng, hạn chế khả năng ăn nhai, khớp cắn sai lệch.
-
Làm tiêu xương răng
Thiếu răng vĩnh viễn có nghĩa là sẽ không có chân răng. Vì thế xương hàm sẽ không nhận được những kích thích cần thiết để xương sản sinh. Dần dần lượng xương mới sẽ không đủ để bù cho lượng xương bị mất. Từ đó làm tiêu xương ổ răng, gây nên hiện tượng tụt lợi, tụt chân răng.
-
Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Khi răng không mọc sẽ làm lộ phần nướu ra ngoài, điều này làm nướu dễ bị tổn thương trong quá trình vệ sinh, ăn uống. Ngoài ra, những kẽ hở trên hàm lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, sâu răng.
3. Nguyên nhân bị thiếu mầm răng vĩnh viễn và cách khắc phục tình trạng thiếu mầm răng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mầm răng vĩnh viễn bị thiếu:
- Nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến chính là do di truyền. Nếu ông, bà, cha, mẹ bị thiếu mầm răng vĩnh viễn thì con cái cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
- Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, gen di truyền bị khiếm khuyết cũng có thể gây thiếu mầm răng.
- Thiếu mầm răng ở trẻ nhỏ có liên quan đến tình trạng hở môi vòm miệng do các hội chứng Rieger, Down, Hajdu-Cheney gây ra.
- Phụ nữ có nguy cơ bị thiếu mầm răng vĩnh viễn nếu sử dụng liệu pháp điều trị bệnh Rubella trong quá trình mang thai.
- Trẻ em bị thiếu mầm răng do trong giai đoạn mang thai người mẹ sử dụng thuốc lá, Thalidomide.
- Sự rối loạn phát triển, sử dụng tia xạ trong điều trị hay chấn thương cũng dẫn đến tình trạng thiếu mầm răng.
- Mầm răng có tồn tại nhưng mọc ngầm, mọc sai vị trí hoặc không có trên cung hàm.
Có nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng mọc thiếu răng. Quan trọng là bạn phải xác định đúng nguyên nhân để tìm được cách khắc phục phù hợp.
4. Trường hợp không có mầm răng vĩnh viễn
Không có mầm răng cũng giống như bị mất răng. Để lấp đầy khoảng trống răng bị, bạn cần thực hiện trồng răng giả. Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí răng bị mất và khoảng trống để chỉ định phương án phù hợp:
– Cấy ghép Implant: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ Implant. Sau đó, phần mão sứ mô phỏng răng sẽ được gắn vào. Răng Implant giúp đảm bảo về độ ăn nhai, răng chắc chắn, tính thẩm mỹ cao và tự nhiên. Đây là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn.
– Trồng răng sứ: Phương pháp này chỉ có thể áp dụng phục hồi phần thân răng trên nướu. Cụ thể, bác sĩ sẽ làm cầu sứ gồm tối thiểu 3 răng. Và một điều kiện là các răng kế cận xung quanh được đảm bảo về độ chắc khỏe. Cầu răng sứ được thực hiện nhanh chóng, tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế về khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Vì vậy, người dùng cần phải thực hiện thay thế thường xuyên.
– Thực hiện hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp được khá nhiều người cao tuổi lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp chỉ có tính thẩm mỹ tạm thời. Đây không phải cách giải quyết được triệt để vấn đề. Khả năng ăn nhai bị hạn chế do hàm không đủ lực.
Trên đây, nha khoa SK chia sẻ những kiến thức về mầm răng vĩnh viễn bị thiếu. Có thể thấy tuy đây không phải tình trạng quá nguy hiểm. Thế nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu họa. Vậy nên, mọi người hãy thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ để ngăn ngừa bệnh lý, phát hiện và xử lý vấn đề răng miệng sớm nhất nếu có nhé.
Bài viết liên quan
Niềng răng nên và không nên ăn những thực phẩm gì?
[BÙNG NỔ ƯU ĐÃI CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10]: RĂNG XINH CHO NÀNG – NGẬP TRÀN ƯU ĐÃI!
Niềng răng mắc cài thường và mắc cài tự buộc có gì khác nhau?