Mòn mặt nhai là tình trạng bề mặt nhai của răng bị mòn do mất mô răng. Tùy vào mức độ men răng bị mòn mà sẽ tạo ra vết lõm nông hoặc sâu trên bề mặt nhai của răng cùng với mức độ ê buốt khi nhai thậm chí ảnh hưởng đến tuỷ răng.
Dấu hiệu nhận biết răng bị mòn:
Bạn có thể dễ dàng nhận biết răng có bị mòn hay không thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Răng nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ ăn thức uống chua ngọt, với nhiệt độ nóng lạnh, đôi khi có cảm giác ê buốt, đau nhức.
- Răng bị xuống màu, chuyển sang màu ngà hơi vàng vì lớp men răng lúc này bị mòn và làm lộ ra màu của ngà răng.
- Bề mặt răng bị sứt, mẻ hoặc lỗ chỗ.
Nguyên nhân bị mòn mặt nhai:
Chải răng không đúng cách: Chải răng theo ngang và lực quá mạnh sẽ làm mòn và mất đi lớp men răng bên ngoài.
Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có chứa axit cao: Đồ ngọt, nước có gas hay các loại trái cây có axit cao như chanh, cam, bưởi, cà phê, rượu … nếu sử dụng thường xuyên cũng sẽ gây mòn men răng.
Bệnh trào ngược dạ dày: Trào ngược axit dạ dày sẽ làm tăng khả năng răng tiếp xúc với axit, từ đó dẫn đến mòn mặt nhai của răng.
Bệnh khô miệng: Đây là tình trạng tuyến nước bọt ít tiết ra nên khi ăn uống chất axit từ thực phẩm sẽ lưu lại trên răng lâu hơn và dẫn đến hiện tượng mòn men răng.
Thói quen: Thường xuyên ăn đồ cứng, cắn, nhai thức ăn quá mạnh, cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ, … là những thói quen xấu làm mòn hoặc thậm chí có thể làm vỡ men răng.
Di truyền, yếu tố cơ địa: Răng mòn mặt nhai cũng có thể là do yếu tố di truyền hoặc cơ địa, men răng yếu, dễ bị vỡ và bào mòn.
Trào ngược axit dạ dày sẽ làm tăng khả năng răng tiếp xúc với axit, từ đó dẫn đến mòn mặt nhai của răng
Hậu quả nghiêm trọng khi mòn mặt nhai
Ê buốt răng: Khi lớp men răng bị mòn, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Trong quá trình ăn uống, đặc biệt là khi sử dụng những thực phẩm quá lạnh, quá nóng sẽ khiến răng bị ê buốt, đau nhức.
Khả năng ăn nhai suy giảm: Nhiệm vụ chính của răng là thực hiện quá trình ăn nhai. Khi bị mòn mặt nhai quá nhiều, mô răng bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai đó. Ngoài ra, khi răng bị yếu đi sẽ gây hạn chế sự đa dạng thực phẩm có thể ăn. Theo thời gian, những áp lực của khớp hàm bị tăng lên và gây tổn thương khớp.
Viêm tủy, mất răng: Răng bị mòn mặt nhai nặng có thể làm tổn thương tủy răng và dẫn đến viêm tủy, chết tủy răng
Sâu răng: Khi lớp men răng bị mòn và ngà răng lộ ra ngoài, sâu răng rất dễ xảy ra, nhất là khi ăn nhiều thực phẩm có axit cao.
Răng bị mòn mặt nhai nặng có thể làm tổn thương tủy răng và dẫn đến viêm tủy, chết tủy răng
Cách khắc phục tình trạng răng bị mòn mặt nhai:
Trám răng: Có nhiều chất liệu trám răngkhác nhau, tùy vào tổn thương nha sĩ sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp để trám những vết lõm, khuyết trên bề mặt nhai của răng. Trám răng là phương pháp phổ biến, dễ tiến hành, thời gian thực hiện nhanh, chi phí thấp mà không ảnh hưởng đến răng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì miếng trám có thể bị bong tróc và đổi màu. Sau một thời gian, hoặc khi nhai quá mạnh làm bong miếng trám ra, người bệnh cần phải trám răng lại
Đeo máng nhai giảm tác động lên bề mặt răng: Máng nhai đặc biệt có hiệu quả đối với những trường hợp bị trào ngược dạ dày, hay sử dụng nhiều đồ ăn và uống có chứa nhiều chất axit, máng nhai sẽ giúp răng cách ly với axit. Bên cạnh đó máng nhai cũng có có tác dụng hiệu quả với những trường hợp hay nghiến răng. Sửu dụng máng nhai sẽ giảm thiểu tối đa được tình trạng mòn mặt nhai của răng.
Những cách hạn chế mòn mặt nhai:
Để phòng tránh và hạn chế tình trạng mòn mặt nhai của răng, cần lưu ý những cách sau:
- Đánh răng đúng cách với bàn chải mềm, kem đánh răng có chứa flour ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng lúc ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Không vệ sinh răng với lực quá mạnh.
- Với người bị khô miệng có thể nhai kẹo để tăng tiết nước bọt và giúp trung hòa lượng axit trên bề mặt răng
- Sử dụng nước súc miệng có chứa flour và dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay thế cho tăm thông thường để xỉa răng.
- Súc miệng sau khi ăn uống thực phẩm có chứa axit, uống nước giữa các bữa ăn sẽ giúp hạn chế lượng axitbám và lưu lại trên răng làm mòn mặt nhai.
- Hạn chế uống đồ ngọt, ăn thực phẩm có chứa axit cao. Sau khi ăn hoặc nhai thực phẩm nhiều axit, không nên đánh răng ngay mà cần đợi khoảng 30 phút để nước bọt trong miệng trung hòa axit bám trên men răng.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, ngay khi có dấu hiệu bất thường về răng như đau nhức, ê buốt, chúng ta nên tới gặp ngay nha sĩ để được kiểm tra. Phòng khám nha khoa SK với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và tận tâm, công nghệ máy móc hiện đại và tiêu chuẩn sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm tình trạng mòn mặt nhai và cải thiện tình trạng răng.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả