Một trong những thực trạng mà nhiều người gặp phải về vấn đề thẩm mỹ răng đó chính là cười hở lợi. Điều này khiến cho bản thân họ luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm mỗi khi cười.
1. Cười hở lợi là gì?
Một nụ cười đẹp được tạo nên từ nhiều yếu tốt: môi, răng và nướu (lợi). Rất nhiều khách hàng tìm đến thắc mắc rằng: tại sao răng vốn đã đều nhưng cười lại không đẹp. Đối với một số trường hợp thì nguyên nhân chính là do cười hở lợi.
Khắc phục cười hở lợi là cần thiết bởi vì cười hở lợi mặc dù không phải là bệnh lý nhưng lại lợi gây mất thẩm mỹ trầm trọng và đôi khi làm bạn sẽ có cảm giác mình bị hô. Hơn nữa, theo quan niệm của người Á Đông vốn đã rất khắt khe với quy chuẩn nhân tướng học, người bị cười hở lợi bị đánh giá là có tính cách xấu, số không tốt, tình duyên lận đận.
Vậy như thế nào là cười hở lợi? Khi nhìn vào gương và cười tươi hết cỡ phần lợi răng: từ phần cổ răng đến phần môi trên bị lộ quá nhiều, lớn hơn 3mm tức là bạn đang bị cười hở lợi. Các trường hợp phần lợi lộ ra dưới 3mm không phải là cười hở lợi.
2. Nguyên nhân hở lợi là gì?
Bạn hãy tìm hiểu về nguyên nhân gây nên việc cười hở lợi để có cách khắc phục hiệu quả.
+ Do lợi quá phát triển: biểu hiện dễ nhận thấy là thân răng của bạn bị ngắn, 1 phần thân răng của bạn bị lợi che lấp, ẩn dấu bên dưới. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc bạn bị cười hở lợi
+ Do xương ổ răng phát triển quá phát: phần xương ổ hàm trên gồ cao dày hơn bình thường dẫn tới môi trên của bạn bị vén cao hơn mỗi khi cười
+ Do cường cơ môi trên nâng quá cao mỗi khi cười: biểu hiện dễ nhận thấy nhất với nguyên nhân này là răng của bạn đã có độ dài đúng theo quy chuẩn nụ cười đẹp
3. Phân loại mức độ hở lợi
✦ Cười hở lợi nhẹ: Với trường hợp khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài của răng
✦ Cười hở lợi trung bình: Trường hợp này có biểu hiện là khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài của răng
✦ Cười hở lợi nặng: Trường hợp này, khi cười mô nướu hiện nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của răng
✦ Cười hở lợi nặng nghiêm trọng: Trường hợp này sẽ có biểu hiện là khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 100% chiều dài của răng
Tuy nhiên, đôi khi cười hở lợi cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe nhu cầu điều trị như vấn đề nướu, răng chảy xệ, hoặc tình trạng nướu không khỏe. Trong trường hợp này, việc thăm bác sĩ nha khoa để tìm ra nguyên nhân cụ thể và đề xuất giải pháp là quan trọng.
Bài viết liên quan
[ƯU ĐÃI TẾT]: RẠNG RỠ ĐÓN TẾT – NỤ CƯỜI HOÀN HẢO 2025
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Cách làm trắng răng bị ố vàng lâu năm