Niềng răng là một phương pháp hiệu quả giúp khắc phục các tình trạng răng hô, thưa, không đều,…Phương pháp này giúp cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai cho khách hàng, tuy nhiên cũng có không ít những trường hợp sau niềng răng xong bị móm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của khách hàng.
Nội dung
Răng bị móm sau niềng là gì?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục các tình trạng như hô, khớp cắn ngược,… Phương pháp chỉnh nha này sử dụng các khí cụ như: mắc cài, dây cung, dây thun, hàm duy trì,…
Sau khi tháo niềng răng, hầu hết các trường hợp bị móm, hô,…đều có thể cải thiện, tuy nhiên vẫn có trường hợp một số khách hàng gặp phải tình trạng răng đều đặn hơn nhưng xuất hiện một số dấu hiệu móm như răng hàm dưới bị nhô ra ngoài nhiều so với hàm trên, khớp cắn giữa hai hàm không khớp nhau. Tình trạng móm sau niềng răng có thể dễ dàng thấy được bằng mắt thường, khi quan sát góc nghiêng có thể dễ dàng thấy được mặt bị lõm, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Nguyên nhân răng niềng xong bị móm
Trong trường hợp răng sau niềng bị móm, việc đầu tiên cần tìm là xác định nguyên nhân dẫn đến việc sau niềng răng bị móm, từ đó mới có thể đưa ra được giải pháp khắc phục tối ưu nhất.
Bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm
Đưa ra phác đồ điều trị: Trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện là yếu tố đóng vai trò quyết định trực tiếp đến kết quả niềng răng. Phần lớn các trường hợp răng sau niềng bị móm thường là do bác sĩ chưa chẩn đoán được chính xác được tình trạng răng và xương hàm của khách hàng, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
Tính toán sai sự di chuyển của răng: Tại một số cơ sở nha khoa không uy tín, bác sĩ không chuyên môn cao trong lĩnh vực nha khoa tính toán sai sự dịch chuyển của răng, từ đó khiến khách hàng không những không giải quyết được các khiếm khuyết của răng mà còn khiến răng của khách hàng sau niềng bị móm.
Nhổ những răng không cần thiết của khách hàng: Việc nhổ răng không đúng cách do bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến tình trạng mất răng trên cung hàm, khiến hàm phải trượt ra phía trước để ăn nhai, và lâu dần dẫn đến tình trạng móm.
Lựa chọn phương pháp niềng răng không phù hợp
Nhiều bạn trẻ hiện nay muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mong muốn cải thiện thẩm mỹ nên đã chọn những phương pháp niềng răng sử dụng khí cụ thế hệ cũ, dẫn đến kết quả không như mong đợi.
Theo các bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm, để giảm thiểu tình trạng móm sau khi niềng răng hô, người bệnh nên ưu tiên chọn các phương pháp hiện đại như niềng bằng mắc cài và dây cung hoặc niềng bằng khay trong suốt. Tuy nhiên, với các trường hợp răng hô kèm theo lệch lạc hoặc răng mọc lộn xộn, niềng bằng hệ thống mắc cài và dây cung sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.
Chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách
Sau niềng răng, một số khách hàng chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng, không chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, không tái khám đúng hẹn,…những lý do này dễ dàng dẫn đến hậu quả răng không dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị.
Không kiểm soát được chế độ ăn uống trong quá trình niềng răng: Trong quá trình niềng răng, chân răng sẽ được tác động bởi các lực kéo và xoay để dịch chuyển về vị trí mong muốn. Nếu khách hàng ăn quá nhiều thực phẩm cứng hoặc dai, có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc niềng răng.
Cách khắc phục tình trạng răng niềng xong bị móm
Tiếp tục đeo hàm duy trì
Trong trường hợp, nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng móm sau niềng răng là do khách hàng không đeo hàm duy trì, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng tiếp tục đeo hàm duy trì. Đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp ổn định vị trí răng mới sau khi niềng lại. Hàm duy trì có thể là loại cố định hoặc tháo lắp, tùy theo tình trạng răng. Lưu ý, hãm duy trì cần được vệ sinh kỹ lưỡng mỗi ngày để hạn chế vụn thức ăn, cặn bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Thực hiện niềng răng lại lần 2
Trong nhiều trường hợp, khi kết quả niềng răng không như ý hoặc xuất hiện tình trạng móm, bác sĩ có thể đề nghị khách hàng thực hiện lại quá trình niềng răng lần thứ hai để điều chỉnh. Việc niềng răng lần hai sẽ giúp khắc phục những sai lệch và đưa răng về vị trí đúng hơn. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất và tránh tái phát các vấn đề tương tự.
Kết luận
Để tránh tình trạng bị móm sau khi niềng răng, khách hàng cần chú ý những điều sau:
– Lựa chọn bác sĩ và cơ sở nha khoa uy tín
– Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình niềng răng
– Đeo hàm duy trì đúng cách sau khi tháo niềng
– Tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ
– Tránh các thói quen xấu như: cắn móng tay, nhai một bên, đẩy lưỡi,…
Trên đây là chia sẻ của Nha khoa SK về: “Nguyên nhân niềng răng xong bị móm?” Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến niềng răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số hotline 096 963 56 80 để được các bác sĩ giải đáp.
Bài viết liên quan
Niềng răng nên và không nên ăn những thực phẩm gì?
[BÙNG NỔ ƯU ĐÃI CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10]: RĂNG XINH CHO NÀNG – NGẬP TRÀN ƯU ĐÃI!
Niềng răng mắc cài thường và mắc cài tự buộc có gì khác nhau?