Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo

Tình trạng khớp cắn chéo không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu và điều trị khớp cắn chéo sớm là cần thiết nhằm ngăn chặn các tác hại và biến chứng sau này. Cùng Nha khoa SK tìm hiểu rõ hơn về khớp cắn chéo trong bài viết dưới đây nhé!

Khớp cắn chéo là gì?

Khớp cắn chéo là một dạng sai lệch khớp cắn, xảy ra khi các răng trên cung hàm chìa ra không thẳng hàng với các răng tương ứng ở hàm dưới. Thay vì khớp đều đặn, một số răng trên có thể cắn vào phía trong hoặc phía ngoài so với răng dưới.

Nguyên nhân gây khớp cắn chéo?

Yếu tố di truyền: Cũng giống như các đặc điểm về ngoại hình, nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình gặp phải tình trạng khớp cắn chéo, khả năng bạn cũng mắc phải tình trạng này là khá cao. Các đặc điểm di truyền về hình dạng và kích thước xương hàm, răng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khớp cắn.

Thói quen xấu khi còn nhỏ: Những thói quen xấu như mút tay, sử dụng núm vú giả hoặc bình sữa quá lâu đều có thể gây áp lực lên răng và hàm, dẫn đến sai lệch khớp cắn. Ngoài ra, thói quen thở bằng miệng khi ngủ cũng có thể góp phần gây ra khớp cắn chéo.

Mất răng sữa sớm: Việc răng sữa mất sớm mà răng vĩnh viễn chưa mọc kịp, các răng xung quanh có thể dịch chuyển, gây ra tình trạng chen chúc và sai lệch khớp cắn.

Phân loại khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo phía trước: Trường hợp mắc phải khớp cắn chéo phía trước thường khá ít, chỉ chiếm  khoảng 4-5% dân số. Biểu hiện của khớp cắn chéo phía trước là một hoặc nhiều răng cửa hàm trên nằm thụt vào phía trong so với các răng cửa tương ứng ở hàm dưới khi bạn ngậm miệng lại.

Khớp cắn chéo phía sau: Có khoảng 16% dân số mắc phải khớp cắn chéo phía sau. Biểu hiện của khớp cắn chéo phía sau là một hoặc nhiều răng hàm trên nằm thụt vào trong so với các răng tương ứng ở hàm dưới khi bạn ngậm miệng lại.

Cách điều trị khớp cắn chéo hiệu quả

Sử dụng các khí cụ chỉnh nha

Đối với một số trường hợp bị khớp cắn chéo nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định khách hàng áp dụng phương pháp đeo khí cụ ngoài mặt để hỗ trợ sự phát triển của xương hàm trên. Tuy nhiên, việc đeo khí cụ mặt ngoài chỉ mang lại hiệu quả nhất đối với trẻ em trước giai đoạn dậy thì từ 12 – 13 tuổi.

Niềng răng

Niềng răng được coi là phương pháp phổ biến nhất trong việc khắc phục tình trạng khớp cắn chéo. Trong niềng răng có 2 phương pháp phổ biến bao gồm niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng mắc cài sứ, tuỳ thuộc vào tình trạng, khả năng tài chính của mỗi các nhân, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp.

Phương pháp niềng răng khắc phục khớp cắn chéo mang nhiều ưu điểm như không xâm lấn, hiệu quả cao, có thể dễ dàng điều chỉnh các trường hợp khớp cắn chéo do răng từ nhẹ đến trung bình một cách hiệu quả.

Kết luận

Khớp cắn chéo không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng tổng thể. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín sẽ là chìa khóa để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng về sau.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến khớp cắn chéo và các vấn đề sức khoẻ răng miệng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số hotline 096 963 56 80 để được các bác sĩ giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *