Răng là một trong những bộ phận cứng nhất của cơ thể, và mỗi chiếc răng đều có một nhiệm vụ riêng biệt, góp phần tạo nên một hệ thống ăn nhai hoàn hảo. Tuy nhiên, để hiểu rõ về răng thì không hẳn ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nha khoa SK tìm hiểu răng có cấu tạo như nào? Chức năng của mỗi loại răng là gì?
Nội dung
Răng là gì?
Răng là một bộ phận trong cơ thể người, đây là những cấu trúc cứng, vôi hóa nằm trên hàm, đảm nhận vị trí nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, răng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các âm thanh khi chúng ta nói và giúp duy trì hình dạng của khuôn mặt và hỗ trợ các cấu trúc khác như môi, má.
Thông thường, người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 cái răng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình và có thể có sự khác biệt ở một số người.
Cấu tạo của răng như thế nào?
Men răng: Men răng là lớp bảo vệ bên ngoài của mỗi chiếc răng giúp đảm nhận chức năng bảo vệ răng tránh khỏi các vi khuẩn có hại tấn công răng.
Tủy răng: Tủy răng là phần nhạy cảm nhất trong răng. Tuỷ đóng vai trò quan trọng bởi nó có chứa các dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết. Nếu răng miệng không được chăm sóc đúng cách lâu dần có thể gây ảnh hưởng đến tủy, răng chết tủy sẽ mất chức năng ăn nhai và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi giao tiếp.
Ngà răng: Ngà răng nằm dưới lớp men răng và ngoài tủy răng, bộ phận này có chứa các nút dây thần kinh nên sẽ trở nên nhạy cảm nếu như bị các tác nhân bên ngoài tác động.
Cấu trúc của răng như thế nào?
Một chiếc răng điển hình sẽ bao gồm những phần sau:
– Cổ răng: Cổ răng là vùng tiếp giáp giữa thân răng và chân răng, nằm dưới nướu. Đây là phần được bảo vệ bằng lớp nướu ở bên ngoài.
– Thân răng: Thân răng là phần nhô ra khỏi lợi, đây là phần răng nằm trên nướu, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Thông thường bộ phận này sẽ có thành phần cấu tạo bao gồm men răng, ngà răng, và buồng tủy.
– Chân răng: Chân răng là phần răng nằm ẩn sâu trong xương hàm, được bao bọc bởi nướu. Chân răng bao gồm cement chân răng, ngà răng giúp bảo vệ ống tuỷ và ống tủy.
Chức năng của từng loại răng là gì?
– Răng cửa: Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, bởi vì răng cửa nằm ở vị trí mặt tiền dễ dàng thấy được khi giao tiếp hoặc cười. Đồng thời, chiếc răng này còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm khi giao tiếp.
Bên cạnh tính thẩm mỹ, răng cửa đóng vai trò cắt thức ăn, hỗ trợ cho răng nanh trong việc nghiền thức ăn trước khi chuyển đến răng hàm.
– Răng nanh: Răng nanh là những chiếc răng nhọn nằm ở khoé miệng đảm nhận chức năng xé nhỏ thức ăn, bên cạnh đó răng nanh có thể thấy được khi giao tiếp nên ít nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
– Răng hàm: Răng hàm là những chiếc răng to nhất trong toàn bộ hàm răng, với nhiều phần gồ lên ở hai bên và có rãnh ở giữa. Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền thức ăn trước khi đưa vào bụng.
Tuy nhiên, do cấu tạo răng hàm có nhiều rãnh, kẽ nhỏ, lại năm ở phía trong cùng của hàm nên dễ dàng bị thức ăn dễ bị mắc lại, do đó nếu không được vệ sinh đúng cách đây sẽ là những chiếc răng dễ bị sâu nhất.
– Răng tiền hàm: Răng tiền hàm thuộc nhóm răng hỗ trợ răng hàm và răng nanh, đóng vai trò hỗ trợ những chiếc răng này để nghiền và xé thức ăn.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ của Nha khoa SK về răng và cấu tạo hàm răng, hi vọng những chia sẻ trên giúp cho bạn có được kiến thức về răng từ đó đưa ra được cách chăm sóc răng miệng phù hợp nhất. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến các vấn đề về răng miệng, hãy LIÊN HỆ trực tiếp với chúng tôi hoặc gọi điện qua số Hotline 0932 923 024 để được các bác sĩ giải đáp nhé!
Bài viết liên quan
Đội ngũ Bác sĩ tại Nha khoa SK Dental Clinic
Nha khoa SK Dental Clinic: Hơn 10 năm đồng hành cùng nụ cười Việt
Bác sĩ Nha khoa SK Dental Clinic chia sẻ: Cách khắc phục tình trạng lỗ hổng sau nhổ răng khôn