Mặc dù là chỉ chiếm giữ vị trí nhỏ, nhưng răng miệng đóng vị trí vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, tiêu hóa thức ăn, thẩm mỹ khuôn mặt và sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về những bệnh lý răng miệng thường gặp để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề răng miệng phổ biến mà chúng ta có thể mắc phải nếu không biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nha khoa SK tìm hiểu về 5 bệnh lý về răng miệng thường gặp nhất.
1- Sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, bệnh lý này xảy ra do vi khuẩn trong miệng phân hủy các chất đường và tinh bột từ thức ăn, tạo ra axit tấn công men răng. Quá trình này diễn ra dần dần, bắt đầu từ những đốm trắng mờ trên bề mặt răng, sau đó phát triển thành lỗ sâu màu đen hoặc nâu. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy răng, áp xe răng, thậm chí mất răng.
Những triệu chứng thường thấy ở sâu răng là tình trạng răng đau nhức, ê buốt khi ăn đồ ngọt, những thực phẩm nóng hoặc lạnh. Những lỗ sâu màu đen xuất hiện trên răng, gây ra tình trạng hôi miệng.
2- Viêm nha chu
Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng phổ biến gây nhiễm trùng mãn tính ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng, bao gồm nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Bệnh thường bắt đầu bằng viêm nướu (gingivitis). Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển thành viêm nha chu nặng, gây mất răng.
Triệu chứng phổ biến của bệnh lý viêm nha chu có thể kể đến như: nướu sưng, đỏ và dễ chảy máu, đặc biệt nhạy cảm hơn khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa. Những biểu hiện khác của viêm nha chu là hơi thở hôi dai dẳng, tụt nướu, răng lung lay, xuất hiện túi nha chu (khoảng trống giữa răng và nướu) chứa mảng bám và vi khuẩn.
3- Mất răng
Mất răng là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên khiến răng yếu đi và dễ rụng. Tuy nhiên, mất răng không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể độ tuổi nào.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc mất răng có thể kể đến như: viêm nha chu, sâu răng, chấn thương do tai nạn hoặc va đập mạnh,…
Việc mất răng có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc mất răng có thể làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt, khiến má hóp lại, môi mỏng đi và nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn. Mất răng có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình và ngại giao tiếp, gây ảnh hưởng đến phát âm, đặc biệt nếu răng bị mất là răng cửa.
4- Viêm lợi
Viêm lợi, hay còn gọi là viêm nướu, là một bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra khi lợi bị viêm nhiễm. Đây là giai đoạn đầu của bệnh nha chu và nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển thành viêm nha chu nặng hơn, gây tổn thương mô nâng đỡ răng và dẫn đến mất răng.
Nguyên nhân chính gây viêm lợi là do sự tích tụ của mảng bám trên răng. Mảng bám là một lớp màng mỏng, không màu, chứa vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Nếu không được làm sạch đúng cách, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nướu.
Triệu chứng phổ biến của viêm lợi là nướu sưng đỏ, đau và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hơi thở hôi, nướu có cảm giác mềm, nhão hoặc bị tụt xuống. Người mắc viêm lợi thường có biểu hiện là xuất hiện các túi mủ dưới nướu (áp xe nha chu).
5- Hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến gây ra mùi khó chịu từ miệng. Mùi hôi này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và giao tiếp xã hội của người mắc phải. Hôi miệng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thức ăn còn sót lại trong khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
Bên cạnh việc hôi miệng do thức ăn không vệ sinh răng sạch, hôi miệng còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: khô miệng, sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống những thực phẩm như tỏi, hành tây, rượu có thể gây ra chứng hôi miệng tạm thời. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh gan và bệnh thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng.
Kết luận
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, việc thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng là vô cùng quan trọng. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp nha sĩ để được tư vấn và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Việc này giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp can thiệp phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng và gây khó khăn trong điều trị sau này.
Trong trường hợp bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, dù là những triệu chứng nhẹ, đừng chủ quan mà hãy tìm đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Bởi lẽ, các bệnh lý răng miệng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe răng miệng mà còn đến toàn bộ cơ thể.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số Hotline 096 963 56 80 để được các bác sĩ chuyên môn giải đáp.
Bài viết liên quan
Răng có cấu tạo như nào? Chức năng của mỗi loại răng là gì?
Răng sau khi tháo niềng có bị chạy không?
Người bị mất răng có niềng được không?