- Nong hàm là gì?
Nong hàm niềng răng là một kỹ thuật cần thiết trong các trường hợp cung hàm hẹp, không đủ chỗ trống. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ để nong rộng khung hàm, đẩy từ từ các răng cách xa nhau. Khi đó vòm miệng sẽ bắt đầu hình thành xương mới và giúp hàm dần mở rộng ra. Thông thường, thời gian nong hàm sẽ mất khoảng 1 – 6 tháng. Nong hàm khi niềng răng sẽ giúp nới rộng diện tích vòm miệng để các răng có vị trí dịch chuyển tốt và được sắp xếp thuận lợi, giúp mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác nhau để tạo chỗ trống do cấu trúc khung hàm của mỗi người là khác nhau, có thể sẽ nhổ răng thay vì nong hàm. Vì vậy, để xác định được trường hợp của bạn nên nong hàm hay nhổ răng thì bác sĩ cần tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng thực tế của bạn.
- Những trường hợp nào cần nong hàm khi niềng răng?
- Vòm hàm hẹp
Trong những trường hợp có cung hàm quá hẹp sẽ khiến cho các răng không có đủ chỗ trống để mọc lên theo phương thẳng đứng như bình thường. Lúc này dễ xảy ra tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc, khấp khểnh khiến hàm răng, gương mặt trông kém thẩm mỹ.
Sẽ rất khó để xác định được chính xác vòm hàm có hẹp hay không nếu chỉ thông qua các chỉ số. Quan trọng đó là cần có sự đánh giá dựa trên sự tương quan của vòm hàm với tổng thể của gương mặt.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim x-quang để xác định chính xác tình trạng sai lệch của răng cũng như cấu trúc cung hàm như thế nào, có đang gặp vấn đề bị hẹp hay không.
Nếu đã xác định được cung hàm hẹp sẽ cần kết hợp nong hàm khi niềng răng chỉnh nha để gia tăng diện tích vòm hàm. Nhờ đó có thể hạn chế tối đa khả năng phải nhổ răng và giúp nâng cao kết quả chỉnh nha đạt được.
- Hàm lệch, khớp cắn sâu
Hai bên hàm méo mó là trường hợp phức tạp nhất khi nong hàm. Đây là trường hợp khớp cắn lệch lạc khi vòm hàm không cân đối, một bên hàm bị lệch so với bên còn lại. Khi đó, bác sĩ cần dùng lực nong rộng một bên hàm tương xứng với bên còn lại, nhờ đó tỉ lệ khuôn mặt sẽ cân đối hơn.
Nong hàm khi niềng răng là kỹ thuật tác động đến xương hàm. Vì vậy, để xác định trường hợp nong hàm, bác sĩ sẽ phải thăm khám, chụp phim toàn cảnh. Dựa vào đó mới có thể đưa ra được kết luận có nên nong hàm hay không.
Hàm lệch, khớp cắn sâu là một trong những cần nong hàm khi niềng răng để có được hàm răng lý tưởng
- Có những phương pháp nong hàm phổ biến nào?
Kỹ thuật nong hàm sử dụng các khí cụ chuyên dụng giúp hàm mở rộng và cân đối hơn. Hiện nay, có 4 phương pháp nong hàm được áp dụng phổ biến với những đặc điểm khác nhau.
- Nong hàm chậm
Phương pháp nong hàm chậm có tốc độ nới rộng khoảng cách hàm khoảng 1mm mỗi tuần. Các bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách tự vặn vít tại nhà để không phải tốn thời gian đến nha khoa thăm khám thường xuyên.
Với nong hàm chậm sẽ mất thời gian khoảng 10 tuần. Khi đó tốc độ phát triển của xương hàm cũng tỷ lệ thuận với tốc độ di chuyển của răng. Nhờ vậy nên hạn chế được tình trạng hình thành khe hở giữa 2 răng cửa và không gây cảm giác đau nhức quá nhiều cho bệnh nhân.
- Nong hàm nhanh
Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả cao đối với trẻ em hoặc những đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên. Nong hàm nhanh sẽ dùng khí cụ chuyên dụng có tốc độ nới rộng khoảng cách cung hàm nhanh chóng. Mỗi ngày vòm hàm sẽ được nối rộng ra khoảng 0,5mm đến 1mm.
Do chỉ làm tăng tốc độ phát triển của xương hàm nên sẽ dẫn đến tình trạng các răng không thể dịch chuyển kịp và hình thành khe hở giữa 2 răng cửa. Vì vậy, sau khi thực hiện nong hàm nhanh sẽ phải tiến hành niềng răng chỉnh nha để hàm răng được thẩm mỹ, cân đối hơn.
- Nong hàm có hỗ trợ Implant
Đối với bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành sẽ phù hợp với phương pháp nong hàm có hỗ trợ Implant.Bác sĩ sẽ sử dụng từ 2 – 4 chiếc mini-Implant cắm trực tiếp vào giữa vòm miệng. Sau đó, kết nối mini-Implant với các khí cụ nong hàm để nới rộng diện tích của cung hàm.
- Nong hàm bằng dây cung
Ở những bệnh nhân có răng mọc chen chúc không quá nghiêm trọng thì có thể thực hiện nong hàm bằng dây cung. Thế nhưng, hiệu quả của phương pháp này không thực sự được đánh giá cao.
- Những lưu ý nong hàm khi niềng răng
Kỹ thuật nong hàm ít nhiều có thể gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khiến cho việc ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng gặp nhiều trở ngại.
Chính vì vậy, trong thời gian nong hàm khi niềng răng cần lưu ý chế độ chăm sóc đúng cách như sau:
- Dùng thuốc giảm đau và thực hiện các biện pháp chườm lạnh hay chườm ấm theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm các cảm giác đau nhức, khó chịu trong khoang miệng.
- Thời gian đầu đeo khí cụ nong hàm nên ưu tiên ăn các món mềm như cháo, súp, canh hầm, cắt nhỏ thịt cá, rau củ để ăn nhai dễ dàng hơn.
- Khi đeo khí cụ nong hàm thời gian đầu có thể lạ lẫm và bị tiết nhiều nước bọt. Do đó, bạn nên chú ý mang theo khăn giấy để có thể lau sạch khi cần thiết.
- Duy trì thói quen chải răng sạch sẽ đúng cách 2 – 3 lần ngày. Chọn dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm hoặc các loại kem chứa fluor để việc làm sạch răng đạt hiệu quả tối ưu.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thủ thuật nong hàm mà phòng khám nha khoa SK mốn chia sẻ tới quý khách hàng. Nha khoa SK là phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chỉnh nha sẽ giúp bạn nong hàm kết hợp với niềng răng một cách an toàn và hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0934.724.668 để được tư vấn cụ thể về trường hợp của bạn nhé!
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả