“Trường hợp nào cần trám răng?” – Nụ cười rạng rỡ, sáng khoẻ chính là biểu hiện cho sự tự tin và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nhiều người ngại ngùng che giấu nụ cười vì những khiếm khuyết về răng miệng, đặc biệt là tình trạng răng sâu, mẻ vỡ hay thưa. Để cải thiện những trường hợp này, trám răng là giải pháp cho bạn lấy lại nụ cười rạng rỡ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nha khoa SK tìm hiểu những trường hợp phổ biến cần trám răng để bạn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Trám răng là gì?
Trám răng (hàn răng) là 1 kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên men răng của những chiếc răng bị sâu, gãy. Qua đó giúp khôi phục hình dạng ban đầu của răng, giúp răng chắc khỏe và hạn chế sâu trở lại.
Những trường hợp nào cần trám răng?
– Răng sâu: Răng sâu là trường hợp thường gặp nhất cần trám răng. Khi vi khuẩn tấn công men răng, tạo thành lỗ sâu, cần trám răng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, bảo vệ tủy răng và tránh biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu của rau sâu dễ thấy là vị trí sâu có màu đen, nâu hoặc trắng, có thể kèm theo cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc chua.
Thực hiện trám răng sẽ được khuyến cáo trong các trường hợp sâu răng để bịt kín các lỗ sâu này, thu hẹp vùng tổn thương và ngăn ngừa sâu răng lây lan sang các mô răng khỏe mạnh.
– Răng bị mẻ vỡ: Trường hợp này xảy ra khi cắn phải thức ăn, vật dụng quá mạnh, hoặc do tai nạn, thói quen cắn móng tay, nhai đá,… khiến răng bị sứt mẻ, nứt vỡ. Dấu hiệu của răng bị mẻ vỡ là răng có khiếm khuyết, gồ ghề, mất thẩm mỹ và có thể gây khó chịu khi ăn nhai.
Tuy nhiên, cần lưu ý là chấn thương nghiêm trọng dẫn đến sứt mẻ trên diện rộng, vượt quá 1/3 thân răng, có thể khiến phương pháp trám răng trở nên kém khả thi hơn.
– Răng thưa, hở kẽ: Người có răng thưa do kích thước răng không đều nhau, thói quen nhai không đúng cách,… sẽ được nha sĩ khuyên trám răng. Những khe hở giữa các răng tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn tích tụ, dễ dẫn đến sâu răng và các bệnh lý nha chu. Do vậy, việc trám khe hở giúp điều chỉnh và lấp đầy khoảng trống giữa các răng, giúp răng thẳng hàng và đều hơn. Tuy nhiên, trám răng chỉ áp dụng cho những khoảng trống nhỏ, không quá 2mm.
– Răng bị mòn: Điều này thường xuất phát từ thói quen chải răng sai cách, nghiến răng khi ngủ hoặc sử dụng các chất kích thích như nước ngọt có ga, cà phê,… khiến men răng bị mòn đi.
Dấu hiệu nhận thấy là khi răng nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh, chua ngọt, cổ răng lộ ra, ảnh hưởng thẩm mỹ. Để giải quyết tình trạng mòn chân răng, nha sĩ sử dụng vật liệu trám composite để lấp đầy những chỗ bị mòn và phục hồi cấu trúc của răng.
– Trám thay chỗ trám cũ: Trường hợp trám cũ bị hỏng, mòn bác sĩ kiểm tra tiến hành trám răng để thay thế miếng trám cũ bị đổi màu, bong tróc, mất thẩm mỹ. Việc trám hay chỗ trám cũ giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho nụ cười, giúp bạn tự tin giao tiếp.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp khác như răng xô lệch nhẹ, răng mọc ngầm cũng có thể được chỉ định trám răng để phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
Trám răng có đau không?
Trám răng không gây đau đớn nhờ vào những tiến bộ trong kỹ thuật nha khoa và thuốc gây tê hiện đại. Tuy nhiên, mức độ cảm giác khó chịu có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như: tình trạng răng, tay nghề bác sĩ, cơ địa mỗi cá nhân và vật liệu trám.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp như răng bị sâu nặng ảnh hưởng đến vùng tuỷ, viêm tuỷ, những người có cơ địa nhạy cảm… cảm giác ê buốt răng có thể kéo dài lâu hơn và cần phải giảm thiểu bằng cách sử dụng thuốc giảm đau thông thường hoặc chườm đá lạnh.
Trên đây là những trường hợp cần thiết phải trám răng. Việc thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến trám răng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số hotline 093 472 4668 để được các bác sĩ chuyên môn giải đáp.
Bài viết liên quan
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?