Niềng răng là một trong những giải pháp để cải thiện những tình trạng như răng hô, móm, răng khấp khểnh, mọc lệch, thưa… tuy nhiên có một sự thật là không phải ai cũng có thể thực hiện niềng răng. Dưới đây, Nha khoa SK sẽ chia sẻ cho bạn những trường hợp không thể thực hiện chỉnh nha.
Trường hợp bị mắc nha chu quá nặng
Bệnh nha chu là loại bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu, mô nâng đỡ của răng. Khi viêm mô nướu, bên trong sẽ có vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành túi nha chu, dẫn đến tụt nướu và chân răng bị lộ ra. Nếu tình trạng nhiễm trùng ngày càng lan rộng và trở nên nghiêm trọng, xương và mô nướu sẽ chịu tổn thương, răng có thể bị lung lay và thậm chí rụng hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với những người mắc bệnh viêm nha chu quá nặng, lúc này toàn bộ nướu sẽ có chiều hướng viêm gây tụt nướu trường hợp nặng có thể dẫn đến tiêu xương hàm. Một khi nướu bị tụt xuống đồng nghĩa rằng chân răng không thể còn sự vững chắc nữa. Do đó không thể niềng răng đối với trường hợp này.
Sử dụng răng giả, bọc răng sứ
Trong trường hợp này, thực hiện niềng răng sẽ phải đưa các khí cụ vào để kéo răng tạo lực để răng di chuyển. Tuy nhiên, do không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau nên nếu phần bọc sứ không được gắn chặt vào cùi răng thật bên trong thì khi có lực kéo của niềng răng, răng sứ sẽ rất dễ bị tuột ra, gây ê buốt, khó chịu cho người bệnh. Mặt khác, răng sứ, răng giả đã được tạo 1 độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật.
Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, có những trường hợp bọc sứ xong vẫn có thể tiến hành niềng và có trường hợp thì không niềng được.
Trường hợp có xương hàm quá yếu
Đối với những người có cơ địa có cấu trúc và nền tảng xương hàm quá yếu, không đủ điều kiện đảm bảo trong quá trình niềng răng được an toàn và hiệu quả. Do nền răng và xương yếu, thể tích không đảm bảo sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu di chuyển theo lực của mắc cài.
Có nhiều trường hợp có xương hàm yếu nhưng vẫn thực hiện niềng răng, kết quả dẫn tới sau khi niềng răng tác động từ quá trình ăn nhai dẫn đến răng lệch lạc trở lại như ban đầu.
Mắc các bệnh lý toàn thân
Đối với một số người mắc các bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu…
Những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, động kinh chống chỉ định với phương pháp chỉnh nha. Còn đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hay ung thư không được niềng răng là bởi khả năng chống lây nhiễm đã rất kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, rất dễ gây nhiễm trùng nặng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa SK về những trường hợp không nên thực hiện niềng răng. Tuy nhiên, để đưa ra lựa chọn nên niềng răng hay không, bạn nên tới những cơ sở nha khoa uy tín để trực tiếp thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi chỉnh nha.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả