Phân loại răng khôn mọc lệch

Răng khôn (răng số 8), là chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu những chiếc răng khôn mọc thẳng và đúng vị trí. Trên thực tế, răng khôn mọc lệch là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Răng khôn thường bắt đầu mọc từ khoảng 17-25 tuổi, nhưng có thể muộn hơn hoặc thậm chí không mọc. Khi răng khôn mọc kẹt, nó có thể gây ra nhiều vấn đề như: đau nhức, viêm nhiễm tại vùng nướu xung quanh răng khôn mọc kẹt, sâu răng,..

Răng khôn mọc kẹt là tình trạng răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, không thể mọc lên hoàn toàn hoặc mọc lệch khỏi vị trí bình thường trên cung hàm. Điều này thường xảy ra do không đủ chỗ trên cung hàm để răng mọc lên, đặc biệt là khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện.

1) Phân loại răng khôn mọc lệch dựa theo vị trí

– Răng khôn mọc kẹt trong xương hàm:

Răng khôn mọc kẹt trong xương hàm là tình trạng răng khôn không thể mọc lên khỏi nướu và nằm hoàn toàn bên trong xương hàm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng khôn mọc kẹt trong xương hàm thường là do không đủ chỗ trên cung hàm để răng khôn mọc lên, hoặc răng khôn mọc lệch, nghiêng hoặc nằm ngang trong xương hàm.

Đa số các răng khôn bị kẹt trong xương hàm thường mọc kẹt ở hàm dưới, trong đó những hướng mọc kẹt phổ biến bao gồm răng khôn hàm dưới mọc thẳng, răng khôn hàm dưới ngầm trong xương, răng khôn hàm dưới nằm ngang ngầm trong xương, răng khôn hàm dưới mọc kẹt, răng khôn hàm dưới lệch gần, răng khôn hàm dưới lệch xa.

– Răng khôn kẹt một phần trong xương hàm: 

Đây là trường này, răng khôn chỉ mọc một phần lên khỏi nướu, phần còn lại vẫn nằm bên trong xương hàm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là không đủ chỗ trên cung hàm để răng khôn mọc hoàn toàn. Răng khôn mọc lệch, nghiêng hoặc nằm ngang một phần trong xương hàm.

– Răng khôn kẹt dưới niêm mạc:

Hay còn gọi là răng khôn “lợi trùm”. Đây là tình trạng răng khôn không thể mọc hoàn toàn lên khỏi nướu mà bị một phần hoặc toàn bộ nướu (niêm mạc) che phủ. Trong trường hợp này răng nằm dưới lớp niêm mạc (lợi) và có thể sờ thấy được.

Răng khôn không có đủ không gian để mọc lên hoàn toàn, dẫn đến bị kẹt dưới nướu. Hoặc nguyên nhân khác là do nướu dày và cứng có thể cản trở sự trồi lên của răng khôn dẫn đến việc răng khôn bị mọc kẹt dưới niêm mạc.

2) Phân loại răng khôn mọc lệch dựa theo hướng mọc 

– Răng khôn mọc thẳng đứng:

Răng khôn mọc thẳng đứng là trường hợp răng khôn mọc theo hướng thẳng đứng, tương tự như các răng khác trên cung hàm. Răng khôn trong trường hợp này mọc thẳng nhưng bị chặn bởi răng số 7 hoặc xương hàm.

– Răng khôn mọc lệch về phía răng số 7 (mọc gần): Đây là tình trạng răng khôn mọc theo hướng nghiêng về phía răng hàm lớn thứ hai (răng số 7) trên cung hàm.

– Răng khôn mọc lệch về phía sau (mọc xa): Đây là tình trạng răng khôn mọc theo hướng nghiêng về phía sau của miệng, thay vì mọc thẳng đứng như các răng khác.

– Răng khôn mọc ngang: Răng khôn mọc ngang là tình trạng răng khôn mọc theo chiều ngang, vuông góc với các răng khác trên cung hàm. Đây là một trong những trường hợp răng khôn mọc kẹt phức tạp và thường gây ra nhiều biến chứng.

Thông thường, việc phân loại răng khôn mọc kẹt sẽ không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện được qua chụp X-quang. Việc răng khôn mọc kẹt đôi khi có thể gây đau nhức âm ỉ, khó chịu ở vùng răng khôn, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Nếu răng khôn mọc kẹt để lâu, có thể gây nhiễm trùng răng khôn, gây sưng tấy, đau nhức dữ dội, thậm chí dẫn đến sốt cao.

Việc nhổ răng khôn mọc kẹt trong xương hàm thường phức tạp hơn so với nhổ răng khôn mọc bình thường, đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao từ Nha sĩ. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến răng khôn mọc lệch và những vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ răng miệng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số hotline 096 963 56 80 để được các bác sĩ giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *