Sâu răng có thể xảy ở bất kỳ lứa tuổi nào, người bị sâu răng thường gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Chiếc răng sâu tuy bé nhỏ nhưng lại có sức công phá rất lớn khiến người bệnh đau nhức đến mất ăn mất ngủ, không được thoải mái ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại, quy trình chữa sâu răng đã trở nên an toàn, hiệu quả và ít xâm lấn hơn bao giờ hết. Vậy quy trình chữa sâu răng diễn ra như thế nào?
Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến, ảnh hưởng đến mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn. Hậu quả của sâu răng không chỉ dừng lại ở những cơn đau nhức khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và tổng thể. Một dố tác hại ít được biết đến của sâu răng có thể kể đến như: rối loạn tiêu hoá, bệnh tim mạch,…Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị sâu răng kịp thời không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
Hàm trám răng sâu được coi là phương pháp nha khoa hiệu quả, giúp phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho răng bị sâu. Nhờ kỹ thuật này, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn từ lỗ sâu, ngăn chặn nguy cơ sâu lan rộng và bảo vệ sức khỏe răng miệng; ngăn ngừa ê buốt, nhức nhối do sâu răng gây ra, giúp bạn có thể thoải ăn uống thoải mái và tự tin giao tiếp. Bên cạnh đó, việc hàm trám răng sâu còn giúp tái tạo hình dạng và kích thước ban đầu của răng, cho nụ cười tự nhiên và thẩm mỹ.
Quy trình chữa răng sâu
1) Thăm khám và tư vấn
Tại giai đoạn này, bác sĩ nha khoa sẽ khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang để xác định mức độ và vị trí sâu răng. Sau khi biết được chính xác tình trạng sâu răng của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị, vật liệu trám, chi phí phù hợp nhất cho khách hàng.
2) Vệ sinh răng miệng
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy vôi răng, làm sạch răng miệng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn trước khi điều trị.
3) Gây tê (nếu cần thiết)
Đối với trường hợp răng bị tổn thương nặng, cần điều trị tủy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ. Điều này giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái hơn và bác sĩ phẫu thuật thuận tiện hơn.
4) Loại bỏ mô răng bị sâu
Tại giai đoạn này, bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ phần mô răng bị sâu, tạo thành khoang trám.
5) Hàn trám răng bằng vật liệu phù hợp
Bác sĩ sử dụng vật liệu trám nha khoa phù hợp để trám vào khoang trám, sau đó tạo hình và đánh bóng cho răng.
6) Hướng dẫn chăm sóc sau khi hàn răng và hẹn lịch tái khám
Tại bước cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi trám răng để đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài.
Lưu ý, quy trình chữa sâu răng có thể thay đổi tùy theo mức độ sâu răng và tình trạng sức khỏe của bạn. Sau khi trám răng, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ răng trám và giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sâu răng và các vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ răng miệng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số hotline 093 472 4668 để được các bác sĩ giải đáp.
Bài viết liên quan
Đội ngũ Bác sĩ tại Nha khoa SK Dental Clinic
Nha khoa SK Dental Clinic: Hơn 10 năm đồng hành cùng nụ cười Việt
Bác sĩ Nha khoa SK Dental Clinic chia sẻ: Cách khắc phục tình trạng lỗ hổng sau nhổ răng khôn