Răng cấm có trồng được không?

Có nên trồng răng cấm không hay răng cấm có trồng được hay không là câu hỏi thường được khách hàng đưa ra, tuy nhiên việc có thể trồng được răng cấm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, mong muốn và nhu cầu của mỗi người. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa SK sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn xoay quanh câu hỏi “Răng cấm có trồng được hay không?”

Răng cấm, hay còn được gọi là răng cối lớn số 1 và số 2, là những chiếc răng số 6 và số 7 trong cung răng tính từ ngoài vào, thuộc nhóm răng hàm. Mỗi người trưởng thành có tổng cộng 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm, mỗi hàm có 4 răng. Theo dân gian răng cấm được mọi người hiểu theo nghĩa ” cấm đụng vào” hay cấm nhổ một cách tùy tiện.

Việc mất răng cấm sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ, gây khó khăn trong việc ăn nhai, gây rối loạn tiêu hoá, nặng hơn có thể gây ra các vấn đề về răng miệng, ảnh hưởng đến khớp cắn và dẫn đến các bệnh lý về nha chu.

Do đó, việc trồng răng cấm là vô cùng cần thiết nhằm phục hồi chức năng ăn nhai, giúp bạn ăn uống dễ dàng và ngon miệng hơn. Đồng thời giúp cải thiện thẩm mỹ và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng khác.

Răng cấm có trồng được không? Có nên trồng hay không?

Với kỹ thuật nha khoa phát triển hiện đại như ngày nay, việc trồng răng cấm không phải là điều khó khăn. Hiện nay, có 2 phương pháp trồng răng phổ biến bao gồm:

– Cấy ghép Implant: Đây là phương pháp tiên tiến nhất, sử dụng trụ Implant bằng titanium để thay thế cho chân răng thật. Implant được cấy vào xương hàm, sau đó mão răng sứ sẽ được gắn lên trên. Phương pháp này giúp phục hồi chức năng răng gần như 100%, có độ bền cao và tính thẩm mỹ tốt.

– Làm cầu răng sứ: Phương pháp này sử dụng hai chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh răng bị mất làm trụ để bắc cầu, sau đó gắn mão răng sứ lên trên. Cầu răng sứ có chi phí thấp hơn Implant nhưng độ bền và tính thẩm mỹ không bằng.

Quy trình trồng răng cấm diễn ra như thế nào?

– Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp X-quang để xác định vị trí và kích thước răng cần trồng. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp nhất.

– Lấy dấu và chế tạo mão răng: Bác sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tạo mão răng sứ sao cho vừa vặn với khuôn miệng của bạn.

Cấy ghép Implant (nếu chọn phương pháp Implant): Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để cấy trụ Implant vào xương hàm.

– Gắn mão răng: Sau khi trụ Implant tích hợp vào xương hàm (khoảng 3-6 tháng), bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ lên trên.

Chi phí trồng chiếc răng này sẽ dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp trồng, loại răng sứ, tay nghề bác sĩ,… Do vậy có thể thấy, việc trồng răng chiếc răng này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và thẩm mỹ của bạn. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định về việc có nên trồng chiếc răng “cấm đụng” này hay không, bạn nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *