Nội dung
1. Răng khểnh là gì?
Răng khểnh hay chính là răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 kế bên 2 răng cửa, đóng vai trò nhai xé thức ăn. Chiếc răng này thường bị mọc chếch lên trên nướu răng và nhô ra ngoài nhiều hơn so với các răng khác. Nhiều người có răng khểnh mọc, mang đến nét duyên dáng nhưng cũng có trường hợp răng khểnh mọc ở những vị trí không đúng và dẫn đến các hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
2. Nguy cơ từ răng khểnh
- Sai khớp cắn, sức nhai bị ảnh hưởng
Bản chất của răng khểnh là 1 loại răng nanh với nhiệm vụ giằng xé thức ăn. Khi răng nanh mọc lệch ra bên ngoài thì sẽ trở nên dư thừa, mất đi chức năng và ảnh hưởng đến sức nhai.
- Bệnh lý răng miệng
Khi mọc chen chúc, lệch lạc,…chiếc răng khểnh chính là tác nhân dẫn đến tình trạng thức ăn bị mắc dính vào kẽ răng, lâu ngày tạo thành các mảng bám – môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Nguy hại hơn, răng khểnh có thể khiến cho bạn mắc phải bệnh lý như sâu răng do vấn đề vệ sinh khó khăn.
- Ảnh hưởng tới phát âm
Hoặc răng khểnh có kích thước quá lớn sẽ làm cho môi bị cộm lên, không khít môi, khiến việc phát âm thiếu chính xác.
- Làm giảm thẩm mỹ
Chiếc răng khểnh mọc lệch hẳn ra ngoài hoặc mọc chen chúc với những chiếc răng lân cận sẽ làm giảm thẩm mỹ của toàn khuôn hàm.
Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ càng tình trạng răng hàm của mỗi người để đưa ra giải pháp điều trị và thẩm mỹ răng khểnh mọc lệch lạc tốt nhất.
3. Răng khểnh có cần thiết phải nhổ không?
Nếu răng khểnh mọc ở vị trí đẹp, mang đến sự duyên dáng và tươi tắn cho nụ cười thì việc nhổ đi răng khểnh là không cần thiết. Tuy nhiên cần phải chú ý đến chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng.
Trường hợp răng khểnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cung hàm thì người bệnh có thể chọn phương pháp niềng răng khểnh để giúp đưa răng về đúng vị trí. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng để cải thiện tình trạng này
Chỉ khi không thể bảo tồn răng bằng các phương pháp khác, bác sĩ mới đưa ra chỉ định thực hiện nhổ răng hàm. Sau khi nhổ răng hàm, nhiều người lo lắng trên cung hàm sẽ có khoảng trống của răng vừa mất đi. Tuy nhiên, tùy theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể được tư vấn niềng răng.
4. Khi nào cần nhổ răng khểnh?
Răng khểnh mọc bình thường và cân đối với những chiếc răng còn lại sẽ tạo điểm nhấn cho khuôn miệng thêm rạng ngời. Tuy nhiên cần nhổ khi:
- Răng khểnh mọc lệch
Nhiều người có răng khểnh nhưng chúng lại mọc lệch hoặc mọc nghiêng xéo hẳn so với các răng bên cạnh. Tình trạng này không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển bởi rất khó làm sạch thức ăn dư thừa mắc bám ở kẽ răng khểnh.
- Răng khểnh bị các bệnh về răng miệng
Chiếc răng khểnh bị sâu răng hoặc viêm nha chu nặng thì cần nhổ bỏ răng khểnh để bảo vệ những chiếc răng liền kề cũng như sức khỏe răng miệng.
Tùy từng trường hợp và mức độ lệch lạc của răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang và chỉ định nhổ răng khểnh.
Bài viết liên quan
Đội ngũ Bác sĩ tại Nha khoa SK Dental Clinic
Nha khoa SK Dental Clinic: Hơn 10 năm đồng hành cùng nụ cười Việt
Bác sĩ Nha khoa SK Dental Clinic chia sẻ: Cách khắc phục tình trạng lỗ hổng sau nhổ răng khôn