Răng nanh là gì?

Răng nanh có hình dáng nhọn hơn so với các răng khác, với nhiều người nó còn là chiếc răng khểnh tạo ra nét duyên đặc biệt hấp dẫn người đối diện.

1. Răng nanh là răng gì?

Mỗi người trưởng thành thường sở hữu hàm răng với 32 chiếc chia đều cho cả hai hàm. Răng nanh là răng ở vị trí thứ 3, tính từ răng cửa mỗi bên hướng vào phía bên trong. Như vậy, mỗi người sẽ có 4 răng nanh chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới.

Răng nanh có hình thù sắc nhọn hơn so với các răng khác. Tùy từng người mà chiếc răng này sẽ mọc đúng vị trí bình thường hoặc mọc lệch ra phía ngoài. Có người còn bị răng nanh mọc ngầm gây đau đớn, khó nhai và thậm chí còn mọc lệch gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

2. Đặc điểm cơ bản của răng nanh

Răng nanh của trẻ sơ sinh thường mọc vào giai đoạn 1 tuổi. Khi răng sữa rụng thì răng nanh vĩnh viễn sẽ được mọc lên. Thường thì răng nanh hàm trên sẽ mọc ở độ tuổi 10 – 11 còn răng nanh hàm dưới sẽ mọc ở độ tuổi 11 – 12.

– Hình dáng

+ Có nét giống răng cửa nhưng cũng có nét của răng cối nhỏ.

+ Thân răng dày hơn so với răng cửa nhưng mỏng hơn và không có gờ rãnh như răng cối.

– Cấu tạo

+ Men răng: bao phủ thân răng, cấu tạo gồm có 96% là chất vô cơ, 1% là chất hữu cơ và 3% là nước.

+ Ngà răng: trong men răng, khá xốp, màu hơi vàng, chứa 70% chất vô cơ, 10% nước và 20% là chất hữu cơ. Phía trong lòng của ngà răng có chứa ống và buồng tủy răng.

+ Tủy răng: chứa sợi thần kinh, mô liên kết và mạch máu của răng. Mỗi răng sẽ có 1 – 4 ống tủy là nguồn dinh dưỡng để nuôi sống răng.

So với răng cửa thì ngà và men răng của răng nanh tương đối giống nhưng chúng mảnh hơn so với răng hàm phía trong. Mỗi răng nanh có 1 chân và 1 ống tủy nên so với các răng khác trên cung hàm, răng nanh sẽ có độ vững chắc cao nhất vì nó có phần chân khỏe và dài hơn.

3. Chức năng của răng nanh là gì?

Trong khung hàm, răng nanh đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ thiết yếu:

Với một số người, răng nanh là chiếc răng khểnh tạo sự duyên dáng đặc biệt cho nụ cười

– Thẩm mỹ

Khi cười, nói, răng nanh thường lộ ra bên ngoài và cũng do nó nằm ở 4 góc của 4 vùng răng. Do được xem là chân trụ của cung răng để nâng đỡ và định hình cơ mặt nên răng nanh ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của tổng thể khuôn mặt.

– Nhai và xé thức ăn

Khả năng chịu lực của răng nanh rất lớn cộng thêm hình dạng đầu răng nhọn và sắc nên nó giúp cho việc nhai, xé thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

– Ổn định khớp cắn

Răng nanh còn có tác dụng chính trong hướng dẫn chuyển động về phía tiếp xúc bên và trước hàm. Vì thế có thể xem nó là “cọc hướng dẫn” cho sự ổn định của khớp cắn. Với vị trí mọc đặc thù nên răng nanh là nền tảng cho cung răng trong khả năng tạo hình và nâng đỡ cơ mặt.

– Giảm chấn động

Do sở hữu độ dài và khả năng hoạt động giống như bộ giảm chấn động mạnh nên răng nanh giúp cơ thể giảm được những tác động của lực nguy hại quá mức sẽ có trong sinh hoạt hàng ngày.

4. Nên nhổ bỏ răng nanh hay không?

Từ những nội dung trên có thể thấy răng nanh rất cần để hoàn thiện chức năng nhai và sự hài hòa cho tổng thể của khuôn mặt. Do đó, nếu tiến hành nhổ bỏ đi bất cứ răng nanh nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp của gương mặt mỗi người. 

Nếu răng nanh mọc bình thường, không ảnh hưởng quá xấu đến sức khỏe răng miệng thì tốt nhất không nên nhổ bỏ chiếc răng này đi. Trong những trường hợp sau thì nên khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn về khả năng cần nhổ răng nanh:

– Răng nanh bị sâu, viêm tủy với mức độ nghiêm trọng gây đau đớn thì nên nhổ bỏ ngay lập tức để không ảnh hưởng tới răng khác.

– Răng bị vỡ, sứt, chấn thương ở mức độ nghiêm trọng, bị lung lay.

– Răng mọc ngầm bên trong xương hàm hoặc mọc lệch mất thẩm mỹ.

Nếu phải nhổ răng nanh thì sau khi nhổ cần chú ý:

– Thay bông gạc cầm máu với tần suất 30 – 45 phút/ lần.

– Hạn chế súc miệng.

– Không dùng ống hút và không khạc nhổ.

– Không hút thuốc.

– Tránh hắt hơi hay xì mũi.

– Khi ngủ cần nâng cao đầu.

– Dùng đúng đơn thuốc được nha sĩ chỉ định.

– Khi cục máu đông đã hình thành thì hãy giữ cho nó nằm nguyên trong ổ răng và dùng nước muối sinh lý ấm để súc miệng nhẹ nhàng. Việc làm này sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Nên ăn các loại thực phẩm mềm và đánh răng nhẹ nhàng ở mức độ đủ làm sạch khoang miệng. 

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn, hãy liên hệ ngay với nha khoa SK chúng tôi khi bạn đang gặp vấn đề về răng. Nha khoa SK hiện là địa chỉ đáng tin cậy trong chăm sóc răng miệng nhờ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, máy móc nhập khẩu hiện đại. Với tay nghề cao, quá trình chỉnh nha của bạn sẽ diễn ra một cách an toàn, đúng kỹ thuật và đặc biệt không gây đau đớn hay ê buốt trong suốt quá trình tiến hành, trả lại cho bạn hàm răng sạch khỏe toàn diện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ