TÁC HẠI CỦA CAO RĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHƯ THẾ NÀO ?

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng trong đó có cao răng hay còn gọi là vôi răng. Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.

1. Cao răng là thế nào?

Cao răng (vôi răng) là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng trong đó có cao răng.

Với đặc tính bám cứng tại răng và ở những vị trí khó làm sạch, chúng ta không thể loại bỏ cao răng tại nhà bằng bàn chải, hoặc bất cứ thứ gì bạn nghĩ là có thể làm sạch cao răng vì làm sai cách có thể gây tổn thương đến răng và nướu. Các phòng khám nha khoa với các máy móc và dụng cụ chuyên dụng cùng các bác sĩ có kỹ thuật sẽ giúp bạn làm sạch cao răng một cách an toàn và toàn diện cho bạn.

2. Tác hại của cao răng

Vôi răng hình thành lâu ngày không được lấy đi sẽ khiến cho chủ nhân có những cảm giác khó chịu nhất định, cả về thẩm mỹ, cảm giác về hơi thở và là tác nhân gây ra bệnh lý. Các tác hại cụ thể được kể đến như:

Khó vệ sinh răng miệng 

Các mảng bám tại mép lợi, sát giữa các kẽ răng, sẽ khiến cho chúng ta gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Dù bạn dùng tăm chỉ hay chỉ nha khoa cũng sẽ đều bị cản trở, không lấy hết được các mảnh vụn thức ăn trong các kẽ răng. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài còn có thể dẫn tới sâu răng, gia tăng sự hình thành của các mảng bám chân răng.

Mất thẩm mỹ

Khi đã được tích tụ dần dần, từng lớp và ngày một dày lên, lượng cao dày bám ở mép lợi, với màu trắng đục hoặc vàng sẽ gây mất thẩm mỹ cho răng miệng của bạn. Khi đó, bạn dễ dàng cảm thấy tự ti, khi tiếp xúc với người khác sẽ không được thoải mái. Đây cũng là một tác hại khiến chúng ta mất điểm trong mắt người đối diện. Cao răng do các mảng bám thức ăn tại răng bị vôi hóa, gây nên mùi hôi khó chịu, nếu tình trạng nặng và kéo dài sẽ khiến chúng ta luôn cảm thấy e ngại khi nói chuyện với người khác.

Các bệnh lý về răng miệng và nướu

Các mảng bám chân răng là nơi tích tụ vi khuẩn, nếu không vệ sinh sạch sẽ và lấy cao bám chân răng thường xuyên, vi khuẩn tại đó sẽ gây nên bệnh viêm lợi và viêm quanh răng. Có nghĩa là vôi răng không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh lý về răng miệng, nhưng nó là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên các bệnh liên quan.

Viêm lợi là bệnh phổ biến mà do cao tích tụ vi khuẩn lâu ngày gây ra, khiến lợi bị sưng, tấy đỏ và chảy máu. Bạn cần lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ tình trạng này.

Nếu không thực hiện vệ sinh tốt, tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ khiến bệnh nặng hơn dẫn đến viêm nha chu. Các mô nha chu bị suy yếu nên không thể nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm, khiến răng bị lung lay, đau nhức, có thể bị rụng răng.

Ngoài ra, các bệnh nguy hiểm hơn có thể xảy ra do vi khuẩn ở các mảng bám răng gây nên như viêm tủy ngược dòng, các bệnh ở niêm mạc miệng như viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng, hay lở miệng.

3. Cách xử lý cao răng và cách phòng ngừa

Việc giữ răng miệng sạch sẽ không chỉ ngăn ngừa hình thành mảng bám mà còn giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại nằm trong khoang miệng. Khi thực hiện vệ sinh răng miệng, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để đạt được kết quả tốt nhất:
– Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày hoặc sau khi ăn 30 phút.
– Chọn kem đánh răng có chứa Flour để kiểm soát sự hình thành cao răng và giúp răng chắc khỏe.
– Dùng bàn chải có lông mềm và chải nhẹ nhàng để làm sạch các thức ăn còn mắc lại mà không gây tổn thương lợi, có thể sử dụng bàn chải điện với những ưu điểm vượt trội để làm sạch răng tốt hơn.
– Nên dùng thêm nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng toàn diện và tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
– Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn mắc lại trên răng và trong kẽ răng, tránh nguy cơ tạo mảng bám và vi khuẩn sinh sôi.

Thực tế cho thấy những biện pháp này sẽ giúp kéo dài thời gian tích tụ cao răng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của nó. Chính vì vậy, để tránh cao răng tích tụ dày và các tác hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như hoạt động giao tiếp hàng ngày, nha sĩ khuyên bạn nên đi khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Nha khoa SK hiện là địa chỉ đáng tin cậy trong chăm sóc răng miệng nhờ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, máy móc nhập khẩu hiện đại. Với tay nghề cao, cao răng của bạn sẽ được loại bỏ một cách an toàn, đúng kỹ thuật và đặc biệt không gây đau đớn hay ê buốt trong suốt quá trình tiến hành, trả lại cho bạn hàm răng sạch khỏe toàn diện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *