Tình trạng chân răng bị đen xuất hiện chính là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng. Giai đoạn này tuy chưa gây ra bất cứ đau đớn hay nguy hiểm gì cho sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu không điều trị kịp thời tình trạng này sẽ tác động đến răng, gây ra một số bệnh lý răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, bệnh nha chu.
1. Tại sao chân răng bị đen?
Chân răng bị đen có nhiều nguyên nhân:
- Do mảng bám có màu sẫm bám vào vị trí răng sát lợi: Khi bạn ăn hay uống đồ có màu như cà phê, chè, socola, cocacola, nước cà rốt,…khi bạn hút thuốc lá hoặc khi bạn súc miệng bằng nước súc miệng có màu như Betadine,… màu ở đồ ăn, uống,..sẽ bám trên mặt răng. Mảng bám màu bám càng nhiều nếu bề mặt của răng không được giữ gìn sạch sẽ. Khi đánh răng, một phần mảng bám màu sẽ bị đánh bật nếu bạn đánh răng sạch. Phần răng ở vị trí sát lợi dễ bị bỏ qua khi đánh răng, nhất là ở mặt trong của răng. Mảng bám màu lâu dần thành màu đen gây mất thẩm mỹ.
- Cao răng: Là những mảng bám xung quanh các mặt của răng. Chúng bám trên mặt răng ở cả trên và dưới lợi. Lúc đầu mảng bám có màu vàng hoặc nâu sẫm, mềm. Sở dĩ cao răng có màu đen là do mảng bám có bề mặt xù xì nên các thực phẩm có màu rất dễ bám lại, cộng thêm sự lắng đọng của những mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn trong miệng, lâu dần mảng bám cứng lại gọi là cao răng và chuyển thành màu đen. Đặc biệt ở những người hút thuốc nhiều, có thói quen uống nhiều cà phê, chè, vệ sinh răng miệng không kỹ thì cao răng rất nhanh hình thành.
- Sâu răng: Do phần răng ở vị trí sát lợi dễ bị bỏ qua khi đánh răng, tổ chức sâu răng sẽ dễ hình thành tạo nên lỗ sâu. Tổ chức ngà răng ở vị trí bị sâu sẽ chiến đấu lại với tổ chức sâu răng, ngà răng ở đó sẽ cứng lại đổi sang màu sẫm đen để ngăn không cho sâu răng phát triển thêm nữa. Vì vậy ở vị trí sâu răng, răng thường có màu đen.
- Do chụp răng (mão răng): Với chụp răng làm bằng vật liệu là kim loại, sau một thời gian, phần kim loại bị oxi hóa, kết hợp với mảng bám, thức ăn bám tại bờ của chụp răng gây nên đường viền đen ở phần răng sát lợi.
2. Chữa chân răng bị đen có khó không?
Chân răng bị đen dù là nguyên nhân gì cũng cần được khắc phục sớm, tránh những tác hại xấu tới sức khỏe răng miệng động thời cải thiện chức năng thẩm mỹ.
Chữa chân răng bị đen không hề khó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị dựa theo nguyên nhân:
- Với nguyên nhân là mảng bám và cao răng: Nha sĩ khuyên bạn nên đi lấy cao răng. Việc lấy cao răng nên được làm cẩn thận và kỹ lưỡng để loại bỏ hết cao răng, mảng bám ở cả trên và dưới lợi trên tất cả các mặt của răng. Đánh bóng sau khi lấy cao răng cũng rất quan trọng để mặt răng láng bóng, nhẵn nhụi, hạn chế mảng bám và cao răng nhanh chóng hình thành.
- Với nguyên nhân sâu răng: Nha sĩ khuyên bạn nên đi hàn răng sâu. Nha sĩ sẽ lấy hết tổ chức sâu và ngà bệnh ở vị trí sâu trước khi dùng chất hàn thẩm mỹ tạo hình lại răng.
- Với nguyên nhân là chụp răng: Cách tốt là thay chụp răng khác. Để tránh chân răng bị đen, bạn nên chọn chụp răng là vật liệu toàn sứ tốt và không bị oxy hóa.
3. Vài lưu ý để tránh chân răng bị đen
Muốn giữ hàm răng của mình luôn trắng sáng và khỏe mạnh, bạn luôn nghĩ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Sau đây là vài lưu ý dành cho bạn:
- Quan trong nhất là việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ tại nhà. Bạn cần đánh răng đúng cách, đánh sạch các mặt của răng, dùng chỉ tơ nha khoa để chải sạch kẽ răng. Bạn cũng có thể dùng máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng to và bề mặt răng. Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa và dùng máy tăm nước sẽ kết hợp với nhau giúp làm sạch hàm răng.
- Chế độ ăn uống cũng quan trọng. Bạn nên tránh dùng đồ ăn, đồ uống có màu, hạn chế dùng đồ ngọt, chua.
- Bạn nên chủ động đặt hẹn với nha sĩ để được khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để hàm răng luôn khỏe mạnh, trắng sáng.
- Bạn cũng nên chọn những cơ sở khám chữa răng uy tín để điều trị răng.
Khi đặt hẹn khám tại nha khoa SK, khách hàng sẽ được các bác sĩ nhiều kinh nghiệm tư vấn nguyên nhân gây chân răng bị đen, tư vấn về cách chữa trị cũng như điều trị chính xác và hợp lý.
Bài viết liên quan
Răng có cấu tạo như nào? Chức năng của mỗi loại răng là gì?
Răng sau khi tháo niềng có bị chạy không?
Người bị mất răng có niềng được không?