Tình trạng lung lay răng ở người trưởng thành, đây là dấu hiệu bệnh lý hoặc cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng. Không nên chủ quan với tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành. Khách hàng cần sớm tới khám nha khoa để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.
1. Nguyên nhân gây răng lung lay ở người trưởng thành
Ở người trưởng thành, răng là răng vĩnh viễn nên nếu rụng, răng không thể tự mọc trở lại. Do đó không nên chủ quan với tình trạng răng lung lay, cần tìm nguyên nhân và điều trị.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng gây ra tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành
-
Răng lung lay do viêm nha chu
Viêm nha chu, hay còn gọi là bệnh nướu răng là tình trạng viêm, nhiễm trùng và tổn thương nướu răng – phần bảo vệ chân răng. Đây là bệnh lý nha khoa rất phổ biến ở người trưởng thành, có khoảng 50% người từng bị viêm nha chu ít nhất 1 lần ở một thời điểm nào đó.
Nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu thường do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, khiến cặn thừa thức ăn không được loại bỏ, bám lại ở các khe răng. Những mảng bám này là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dần dần tạo thành mảng cao răng cứng chắc bám ở răng.
Cao răng sẽ dần chiếm vị trí của nướu, khiến răng bị tụt ra khỏi nướu, theo thời gian chân răng và các mô hỗ trợ răng bị tấn công, răng sẽ bị lung lay. Như vậy, răng lung lay là triệu chứng cuối của viêm nha chu trong thời gian dài không được điều trị, cần lưu ý các dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm: chảy máu chân răng khi đánh răng, nướu răng đỏ, mềm, hay sưng đau,…
-
Răng lung lay do tổn thương
Nếu răng bạn đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên bị lung lay sau một chấn thương mạnh liên quan, có thể là lực tác động lớn vào mặt hoặc tai nạn giao thông. Tổn thương dạng này thường khá nặng, làm hỏng một phần hoặc hoàn toàn mô xung quanh răng và răng, gây sứt mẻ, lung lay và thậm chí mất răng.
Bên cạnh chấn thương không mong muốn, một số người có thói quen nghiến răng thường xuyên cũng gây tổn hại đến sức khỏe của răng. Nếu nghi ngờ răng lung lay do chấn thương, hãy sớm đến gặp bác sĩ để xử lý, điều trị khắc phục nếu có thể để không gây hậu quả mất răng, tổn thương răng lợi lâu dài.
-
Răng lung lay do loãng xương
Loãng xương là bệnh khiến xương bị suy yếu, giòn xốp, dễ vỡ gãy, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe răng miệng. Xương ổ răng bị loãng xương trở nên “mỏng manh” hơn, dễ bị tổn thương do tác động lực hoặc hoạt động nhai nghiến hàng ngày.
Răng lung lay có thể là dấu hiệu sớm của loãng xương, khách hàng nên sớm điều trị bằng thuốc và dinh dưỡng phù hợp. Nếu điều trị hiệu quả, bạn có thể phục hồi sức khỏe răng, ngăn ngừa mất răng do loãng xương. Ngược lại, loãng xương không được điều trị có thể gây hoại tử xương hàm, mất răng vĩnh viễn.
-
Răng lung lay ở phụ nữ mang thai
Cơ thể phụ nữ trong thai kỳ có nhiều sự biến đổi, đặc biệt là sự tăng cao của hai hormon sinh dục nữ estrogen và progesterone, ảnh hưởng đến xương và mô trong miệng. Cụ thể, xương và các dây chằng răng có chức năng giữ cố định vị trí răng ở phụ nữ mang thai thường yếu hơn, dẫn đến tình trạng răng lung lay.
Đây là một trong những vấn đề không kéo dài xảy ra ở phụ nữ mang thai, hầu hết khi sinh con, vấn đề này sẽ tự hết. Song để răng cũng như xương khớp chắc khỏe hơn khi mang thai, phụ nữ nên sớm tìm đến bác sĩ nếu có dấu hiệu bệnh.
3. Răng lung lay ở người trưởng thành khắc phục như thế nào?
Để khắc phục tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành, điều quan trọng là cần tìm ra chính xác nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân.
- Răng lung lay do viêm nha chu
khách hàng cần tới khám nha sĩ để lấy cao răng, vệ sinh chân răng, sau đó sử dụng thuốc để điều trị nướu răng bị nhiễm trùng. Cùng với đó, cần thay đổi thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học, giúp nướu bị tổn thương nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh. Khi đó, tình trạng răng lung lay cũng được cải thiện.
- Răng lung lay ở phụ nữ mang thai
Bổ sung canxi, điều trị bệnh nha khoa hoặc các vấn đề liên quan làm tăng tình trạng răng lung lay sẽ được thực hiện. Hầu hết tình trạng răng này ở phụ nữ mang thai không quá nghiêm trọng và sẽ phục hồi sau đó, song vẫn cần điều trị để ngừa biến chứng.
- Răng lung lay do loãng xương hoặc tổn thương
Còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương chân răng và khả năng phục hồi để lựa chọn phương pháp điều trị khắc phục răng lung lay. Các phương pháp điều trị thường áp dụng gồm:
- Phẫu thuật: loại bỏ mô nướu bị viêm cùng các xương bị hư hại, hàn gắn nếu cần thiết để ổn định cấu trúc răng.
- Ghép xương: ghép xương vào vị trí xương bị mất do bệnh nướu răng để ổn định vị trí của răng.
- Ghép mô mềm: ở những người bị viêm nướu răng nặng, có hoại tử mô hoặc mất răng sẽ xem xét ghép mô mềm để điều trị.
Ngoài ra, khách hàng răng lung lay nếu đồng thời mắc tiêu đường cần kiểm soát chặt chẽ mức độ đường huyết bởi nguy cơ nhiễm khuẩn nặng rất cao. Nếu điều trị sớm, chú ý chăm sóc răng miệng và bổ sung canxi, các chất chắc khỏe xương, hầu hết tình trạng răng lung lay sẽ được phục hồi. Song nếu răng đã mất, không thể phục hồi, lúc này khách hàng có thể phải trồng răng để bù lại vị trí răng thật đã mất vĩnh viễn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây ra tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành. Không nên chủ quan với dấu hiệu này, răng lung lay có thể tiến triển nặng gây mất răng và bệnh lý nha khoa nghiêm trọng.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả