1.Khí cụ chỉnh nha là gì?
Khi cụ chỉnh nha (khí cụ niềng răng) là các dụng cụ nha khoa có tác dụng hỗ trợ quá trình sắp xếp, nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Các khí cụ chỉnh nha có thể nằm cố định trên khung niềng để đảm bảo độ vững chắc và rạo lực kéo đều đặn khi chỉnh răng chỉnh răng. Cũng có những khí cụ tách rời để hỗ trợ răng dịch chuyển dễ dàng hơn.
2.Tổng hợp các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến nhất
Hiện nay, về chỉnh nha có 2 phương pháp bao gồm niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Theo đó, các khí cụ cũng được phân loại theo hình thức chỉnh nha và để có thể phù hợp tình trạng răng của mỗi người.
2.1. Mắc cài
Mắc cài được thiết kế có hình khối vuông nhỏ, được bo tròn nhằm giảm vướng víu, cộm cấn khi sử dụng. Mắc cài được gắn cố định trên bề mặt răng hoặc phía trong để đảm bảo tính thẩm mỹ. Mắc cài được chế tác từ kim loại, sứ hoặc pha lê.
Hiện nay, có 2 loại mắc cài phổ biến sau:
- Mắc cài thường: Khi chỉnh nha, bác sĩ sẽ luồn dây cung vào các khe ở phần thân mắc cài và cố định bằng cách buộc thun nha khoa.
- Mắc cài tự khóa: Được thiết kế tích hợp khóa đóng mở tự động, không cần dùng thun nha khoa, giúp tạo lực kéo ổn định, hạn chế tình trạng bung mắc cài.
2.2. Dây cung
Khi nhắc đến niềng răng mắc cài thì không thể thiếu dây cung. Chúng là sợi dây thép vòng xung quanh khuôn hàm của bạn, dây cung được đặt vào rãnh mắc cài và cố định lại bằng dây cung hoặc chốt khóa tự động. Dây cung có tác dụng tạo ra áp lực giúp răng di chuyển theo kế hoạch của bác sĩ. Dây cung có thể được làm từ thép không gỉ, Titan Niken hoặc Titan Đồng.
2.3. Dây thun
Dây cung có độ giãn nhất định để tạo ra lực kéo làm các răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Hiện nay, có 3 loại dây thun có tác dụng khác nhau được ứng dụng khi chỉnh nha như sau:
- Thun đơn: với nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn, có tác dụng cố định dây cung trên mắc cài khi thực hiện niềng răng mắc cài thường.
- Thun chuỗi: được thiết kế một dải cao su có nhiều vòng hình chữ O liên tiếp. Thun chuỗi được gắn lên mắc cài giúp sắp xếp răng chạy dọc theo vòm miệng, cùng lúc đóng khoảng thưa giữa các nhóm răng.
- Thun liên hàm: được ứng dụng đối với những trường hợp răng khểnh, răng mọc lệch hẳn về phía trên và điều chỉnh khớp cắn. Thun liên hàm được đặt vào một mắc cài hàm trên và đầu còn lại được gắn vào mắc cài hàm dưới, giúp răng lệch lạc di chuyển về đúng vị trí.
2.4. Hooks
Hooks thực chất là một bộ phận nhỏ trên đầu mắc cài, được thiết kế để gắn dây thun liên hàm ở cả hàm trên và hàm dưới. Hooks có thể được gắn ở các răng nanh, các răng cối nhỏ và trên khâu hay mắc cài răng cối lớn tùy vào từng trường hợp.
2.5. Minivis
Minivis được làm từ Titanium với thiết kế dạng ốc vít nhỏ được gắn vào xương hàm trên để tạo thành điểm neo giữ vững chắc để kéo răng. Việc có nên sử dụng và số lượng Minivis bao nhiêu còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Theo như thống kê, Minivis có thể hỗ trợ giảm tới 30% tổng thời gian so với việc không sử dụng chúng.
2.6. Dây chun tách kẽ (Dây cao su)
Chun tách kẽ được làm từ cao su, là những sợi thun hình tròn, hơi cứng. Chúng được đặt vào kẽ răng để tạo khoảng cách giữa 2 răng với nhau, giúp việc gắn khâu trở nên dễ dàng hơn.
2.7. Hàm duy trì
Hàm duy trì là khí cụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Tất cả chúng ta sau khi tháo niềng cũng cần đeo hàm duy trì từ 1 – 2 năm và riêng đối với trẻ em, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì đến độ tuổi trưởng thành.
Hàm duy trì có tác dụng giữ nguyên kết quả sau chỉnh nha lâu dài. Vì sau khi chỉnh nha, răng còn yếu và chưa ổn định, chúng dễ bị xô lệch hoặc chạy về vị trí cũ dưới tác động ăn nhai, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Trong trường hợp nặng có thể khiến răng bị lung lay, nhạy cảm và sai lệch hơn so với lúc chưa niềng răng, …
Hiện nay, có hai loại hàm duy trì bào gồm: hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định. Tùy vào từng trường hợp và nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng loại hàm duy trì phù hợp.
2.8. Khí cụ nong hàm
Đối với những tình trạng có vòng hàm ngắn hoặc quá hẹp, một trong hai hàm mất mất cân đối, bị lệch hoặc méo hẳn sang một bên và trẻ em từ 6 – 15 tuổi, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ nong để nới rộng diện tích vòm miệng và tăng khoảng cách giữa các răng. Khí cụ nong hàm có 2 loại là tháo lắp và cố định.
Khi nong hàm, các răng hàm trên sẽ có sự giãn cách và tách dần 2 xương khẩu cái, từ đó có để khoảng để các răng di chuyển, hạn chế việc phải nhổ răng khi niềng.
- Những điều thú vị về khí cụ chỉnh nha
Để hiểu hơn về các khí cụ khi chỉnh nha cũng như sử dụng khí cụ hiệu quả, bạn có thể tham khảo những thông tin sau:
- Khí cụ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại mang một chức năng riêng và đặc điểm khác nhau. Chứ không phải niềng răng chỉ có mắc cài hoặc khay niềng trong suốt.
- Các khí cụ rất ít khi được bán lẻ, nên khi bị mất, bạn cần liên hệ ngay nha khoa để được hỗ trợ.
- Không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng toàn bộ các loại khí cụ trên, mà còn tùy vào từng trường hợp của mỗi người.
- Khi sử dụng các loại dây thun, bạn có thể chọn loại thun nhiều màu sắc để thể hiện cá tính của bản thân.
- Đối với một số loại khí cụ có thể bị bung tuột trong quá trình sử dụng, nên bạn không cần quá lo lắng.
Vừa rồi là những thông tin về các loại khí cụ được sử dụng trong chỉnh nha ở cả 2 phương pháp niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ chỉnh nha, có thể đến trực tiếp nha khoa SK để được thăm khám, chụp phim x-quang và tư vấn cụ thể theo từng trường hợp. Khi đó, bác sĩ sẽ đánh giá xem với tình trạng của bạn cần dùng đến những khí cụ nào.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả