Theo nhận định của những chuyên gia Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ cho thấy hầu hết những trẻ sơ sinh sẽ có phản xạ mút ngón tay khi đói. Nếu thói quen này được duy trì khi trẻ lớn lên nó sẽ trở thành thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt cho răng và sự phát triển bình thường của cơ mặt.
Tác hại của thói quen bú bình, mút tay trong thời gian dài
Phần lớn trẻ sẽ bỏ mút tay khi được 1-2 tuổi, tuy nhiên khoảng 15% trẻ sẽ tiếp tục mút tay cho đến khi 4 tuổi. Nếu phụ huynh để trẻ tiếp diễn những thói quen này cho đến khi trẻ lên 5 – 6 tuổi rất có thể sẽ trở thành một trong những tác nhân gây sai khớp cắn hay những biến dạng răng-xương hàm, dần hình thành vấn đề vùng răng mặt của trẻ. Khi trẻ đã đi học mẫu giáo mà vẫn còn giữ thói quen này, thì cha mẹ nên giúp con từ bỏ ngay. Nếu không bỏ được thói quen này sớm, mút ngón tay lâu dài tới khi trẻ lên tiểu học, khiến răng cửa vĩnh viễn mọc lên bị hô, chìa răng hàm trên nhiều, gây lên tình trạng cắn hở làm mất thẩm mỹ gương mặt của trẻ.
Bên cạnh đó, nếu quá lạm dụng núm cao su và nghiền bú bình ngay cả khi trẻ đã lên 6 tuổi thì có thể ảnh hưởng đến răng làm cho răng của bé không cắn khít được, hàm trên và hàm dưới tách xa nhau, tạo khoảng hở khiến bé ngậm miệng ko kín. Khi hàm răng bị hở phía trước bé dễ bị nói ngọng, phát âm không chính xác, khó cắn đứt thức ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Vị trí răng vĩnh viễn bị thay đổi sẽ ảnh hưởng phát triển các cơ mặt và vòm hầu, dẫn đến nguy cơ lệch răng và phải chỉnh nha khi trẻ lớn.
Cần làm gì để giúp con từ bỏ thói quen mút ngón tay và bú bình
Quan sát, phát hiện và can thiệp điều chỉnh kịp thời những thói quen này sẽ giúp trẻ được lớn lên với khuôn hàm phát triển bình thường, gương mặt cân đối. Chậm nhất là sau 2 tuổi cha mẹ nên cho trẻ ngừng nút bình, chuyển qua tập uống bằng ly. Tiến sĩ Jennifer Kaplan, một bác sĩ nha khoa ở thủ đô Washington, Mỹ, nói rằng: “Khi sử dụng ly thì trẻ có thể sử dụng nhiều cơ khác nhau trong miệng hơn so với sử dụng một cái bình, và điều đó sẽ giúp phát triển khả năng phát âm của trẻ”. Ngoài ra cha mẹ cần phối hợp với thầy cô giáo ở trường của trẻ để cùng trò chuyện về tác hại làm lệch lạc răng, xấu răng của thói quen mút tay, bú bình để trẻ hiểu và tập bỏ dần.
Với bé lớn (4 – 6 tuổi), trẻ đã hiểu biết nhiều nên cha mẹ có thể cùng con tìm hiểu về vi khuẩn, giải thích cho con hiểu vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng của bé, làm răng bé bị đau và xấu đi. Bên cạnh đó, đừng tức giận mỗi khi con mút tay, thay vào đó cha mẹhãy khen ngợi khi trẻ không làm việc này.
Những thói quen xấu về răng miệng nếu bắt đầu sớm và kéo dài thì sẽ càng gây hại đến sự mọc răng, làm lệch lạc sự sắp xếp các răng hoặc khớp cắn
Những thói quen xấu về răng miệng nếu bắt đầu sớm và kéo dài thì sẽ càng gây hại đến sự mọc răng, làm lệch lạc sự sắp xếp các răng hoặc khớp cắn, khiến cho hành trình phát triển bình thường vốn có lại gặp phải những bất thường. Do vậy, cha mẹ hiểu – biết và tránh cho con mắc phải những thói quen này, giữ gìn tốt nhất cho nụ cười của con.
Cha mẹ nên cho trẻ thi thăm khám nha sĩ khi trẻ lên 3 tuổi và duy trì định kỳ 6 tháng một lần để chăm sóc vệ sinh răng sữa, bảo vệ răng sữa, loại bỏ sớm các thói quen xấu nếu có để tránh sai lệch nặng về sau.
Bài viết liên quan
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?