Ưu điểm & nhược điểm của mắc cài thông minh

1. Mắc cài kim loại thông minh là gì?

Mắc cài kim loại thông minh (tự buộc/tự khóa) về bản chất vẫn là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực siết cho răng. Điểm cải tiến của phương pháp này là không cần thun mắc cài vì đã có hệ thống nắp trượt tự động, giúp dây cung trượt tự do ở trên rãnh của mắc cài. Nhờ vậy giúp răng dịch chuyển liên tục và nhờ vậy quá trình niềng răng cũng trở nên thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn. 

Ưu điểm & nhược điểm của mắc cài thông minh Ưu điểm & nhược điểm của mắc cài thông minh

Các trường hợp có thể áp dụng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự động gồm: 

– Răng mọc thưa, răng mọc chen chúc, răng không đều

– Bị sau khớp cắn

– Răng móm, răng hô

– Răng mọc ngược, răng khểnh hoặc mọc lệch

2. Ưu điểm của mắc cài kim loại tự động 

Hiện nay, phương pháp niềng răng mắc cài kim loại nói chung và mắc cài kim loại thông minh nói riêng đã thuyết phục được những khách hàng khó tính nhất bởi những ưu điểm nổi bật sau: 

Chi phí hợp túi tiền

Giá niềng răng mắc cài kim loại tự buộc hợp với đa số người sử dụng từ học sinh, sinh viên, người đi làm tới các quý phụ huynh. Đồng thời, việc niềng răng mắc cài chính hãng, thông số rõ ràng sẽ giúp đảm bảo an toàn, không kích ứng cho răng lợi như vậy sẽ tiết kiệm chi phí cho sức khỏe của bạn.

– Thời gian niềng nhanh hơn

Nhờ vào thiết kế nâng cao của mắc cài kim loại thông minh, lực tác động đều và ổn định giúp quá trình niềng răng trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời, cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho việc thăm khám định kỳ hàng tháng. 

Thay vì phải tháo từng chun trên răng, sau đó đặt dây cung và lắp chun vào từng răng như mắc cài kim loại thường thì với mắc cài kim loại thông minh thì nha sĩ chỉ cần mở nắp khóa tự động và thay dây cung mới là xong. 

– Hiệu quả niềng răng cao

Do mắc cài kim loại thông minh tự buộc bền chắc và chịu được lực kéo ở các cấp độ khác nhau nên phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả nắn chỉnh răng tốt, rút ngắn thời gian điều trị so với mắc cài kim loại buộc chun thông thường. Đặc biệt là với trường hợp cần làm đều răng thì kim loại tự buộc sẽ cho kết quả vượt trội hơn. Theo ước tính, thời gian niềng răng rút ngắn tới 6 tháng tùy vào tình trạng răng khi sử dụng mắc cài này. 

– Vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn

Mắc cài và dây cung của phương pháp niềng răng kim loại tự buộc có khả năng chống bám hiệu quả. Nhờ vậy, khi ăn uống không lo bị nhiễm màu, vệ sinh cũng dễ dàng hơn. 

– Không bị bung tuột

Dây cung được đặt trong rãnh của mắc cài, bên ngoài mắc cài có một  nắp trượt tự động có thể đóng mở rất linh hoạt, chắc chắn, không để cho dây cung tuột ra ngoài.

3. Nhược điểm của mắc cài thông minh

Tuy có thể khắc phục được rất nhiều nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thường tùy nhiên mắc cài kim loại thông minh vẫn tồn tại một số nhược điểm sau: 

– Độ dày của mắc cài khiến người dùng bị khó chịu khi mang mắc cài, nhất là trường hợp môi căng. 

– Do được làm từ thép không gỉ nên khí gắn lên răng sẽ lộ mắc cài và dây. 

– Chi phí cao hơn so với các loại mắc cài truyền thống.

4. Quy trình niềng răng tại Nha khoa SK 

Bước 1: Chụp hình các góc và thăm khám tư vấn
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Các bác sĩ tại SK sẽ trực tiếp tiến hành đánh giá tình trạng răng miệng cũng như mức độ hô, móm, thưa, lệch của răng qua quan sát và kết hợp chụp phim X – quang.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng
Thông qua những hình ảnh thu được từ việc chụp phim Xquang kết hợp với hình ảnh thăm khám khoang miệng, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng răng trước khi niềng, từ đó lên phác đồ điều trị với thời gian và chi phí cụ thể.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng tổng quát
Toàn bộ phần cao răng sẽ được lấy sạch để hạn chế tối đa chất bẩn đọng lại trong miệng – bởi sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Bước 4: Gắn mắc cài
Ngay sau khi vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ trực tiếp gắn mắc cài lên từng răng. Tùy từng trường hợp, những mắc cài này sẽ được gắn cố định trên bề mặt ngoài (hoặc trong) của răng bởi một loại keo dán đặc biệt.
Bước 5: Tái khám định kỳ (Di chuyển răng)
Bác sĩ tiến hành các phác đồ điều trị tương ứng, ví dụ như: Thay thun, siết răng, nâng khớp, cắm minivis, đóng khoảng trống nhổ răng…Khách hàng sẽ tái khám định kỳ từ 3 – 5 tuần/lần.
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Kết thúc điều trị với hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung… Lúc này, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn cuối là đeo hàm duy trì kết quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *