Trật khớp thái dương hàm hay còn gọi là sái quai hàm là tình trạng mất cân bằng giữa khớp xương hàm dưới và khớp xương thái dương khiến hoạt động đóng mở miệng, nhai nuốt trở nên khó khăn và xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu.
1. Sai khớp thái dương hàm là gì?
Trật khớp thái dương là một tình trạng khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới bị mất cân bằng. Bất cứ ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể bắt gặp tình trạng này. Trật khớp thái dương có thể xuất hiện sau một thời gian dài phần khớp này bị viêm nhiễm.
Bạn có thể áp ngón tay phía trước tai, sau đó há ra ngậm vào, sẽ cảm nhận sự di chuyển của lồi cầu. Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất vùng sọ mặt, nối hàm dưới với nền sọ, được coi là phức tạp nhất trong cơ thể, có cả ở cả bên phải và bên trái.
Cấu tạo khớp bao gồm: Lồi cầu, đĩa khớp, hõm thái dương, xung quanh ổ khớp là dây chằng và cơ mặt. Chức năng gồm ăn nhai, nói chuyện…
Bệnh khớp thái dương hàm có 3 loại phổ biến:
– Đau cân cơ : Đây là thể hay gặp nhất, gây ra khó chịu, âm ỉ vùng cân cơ tập trung tại hàm, cổ, vai, đầu.
– Bệnh lý nội khớp: Là những trật lồi cầu khỏi hõm khớp, trật đĩa khớp khỏi lồi cầu hoặc tổn thương ngay chính chỏm lồi cầu.
– Loại thứ 3 là thoái hóa khớp: Bao gồm các thể viêm xương, thấp khớp lan tỏa…
2. Triệu chứng nhận biết chỉnh nha bị khớp thái dương hàm
– Hạn chế há miệng: Bạn không thể há lớn, trơn tru được, vận động hàm sang bên cũng khó khăn.
– Đau vùng trước tai, đau trong tai: Đây là biểu hiện của một tổn thương nội khớp, bạn có thể sờ trước tai và ấn kiểm tra hoặc cho ngón tay vào tai đồng thời thực hiện động tác đóng mở hàm.
– Ù tai: Cấu trúc khớp Thái Dương Hàm gần tai, kết nối vòi tai nên những rối loạn khớp có thể khiến bạn bị ù khó nghe.
– Đau cơ nhai, cơ thái dương, đau nửa đầu, ăn nhai khó khăn
– Tiếng kêu khớp Thái Dương Hàm: Triệu chứng tiếng kêu khớp chiếm trên 30% dân số, nó là vấn đề thường gặp và lành tính. Tiếng kêu khớp đặc biệt có thể xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi chỉnh nha và sau đó mất đi một cách tự nhiên. Hiện nay trên thế giới, tiếp cận khớp Thái Dương Hàm không theo hướng loại bỏ tiếng khớp kêu mà chỉ là kiểm soát ổn định lập lại cân bằng khớp, loại bỏ triệu chứng, không cho bệnh tiến triển nặng lên.
3. Phát hiện bệnh lý Thái Dương Hàm khởi phát nên làm gì?
Để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt, bác sĩ nha khoa SK đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Nên hạn chế vận động hàm tới vùng đau, các cử động thực hiện nhẹ nhàng. Đau khớp Thái Dương Hàm không thể dừng hoạt động ăn uống, vì vậy bạn nên chọn thực phẩm mềm, cắt miếng bé, hạn chế nói nhiều, hạn chế ngáp quá lớn, cũng như tránh chấn thương trực tiếp đầu mặt. Nhiều bạn học sinh tồn tại thói quen tựa tay lên cằm mỗi khi suy nghĩ, đây là động tác không tốt vì gây áp lực cho khớp.
- Chườm lạnh vào vùng đau nếu cơn đau bứt rứt khó chịu và rõ ràng. Thường chườm lạnh áp dụng trực tiếp lên khớp trước tai. Chườm nóng cũng hiệu quả với vùng đau Thái Dương hoặc đau góc hàm, chườm nóng áp dụng nhiều hơn chườm lạnh trong kiểm soát TMD.
- Có thể dùng một ít thuốc giảm đau, ví dụ như paracetamol, thuốc kháng viêm non – steroid: ibuprofen, aspirin… Dùng thuốc giúp bạn cắt cơn đau nhanh chóng.
- Liên hệ với bác sĩ chỉnh nha của bạn càng sớm càng tốt, thông thường trong phòng nha sẽ tích hợp bác sĩ chuyên khoa Cắn Khớp hỗ trợ thêm. Bác sĩ kiểm tra triệu chứng xác định có thể khởi phát TMD từ đâu. Một số nguyên nhân thường gặp như chấn thương, ăn đồ dai cứng, stress căng thẳng công việc – học hành, sang chấn khớp cắn, nâng khớp, tật đẩy lưỡi…
4. Bệnh khớp Thái Dương Hàm có ảnh hưởng đến kết quả niềng răng không?
Thông thường bệnh nhân chỉnh nha sẽ tái khám cùng bác sĩ 1 – 2 tháng/lần, vì vậy bất cứ triệu chứng nào đều phát hiện rất sớm, phát hiện sớm chính là yếu tố quan trọng đảm bảo kết quả chỉnh nha không bị ảnh hưởng. TMD phát hiện sớm điều trị thường đáp ứng rất nhanh.
Kết quả chỉnh nha chỉ ảnh hưởng nếu bệnh mãn tính, lâu dài dẫn tới phá hủy cấu trúc khớp, tiêu lồi cầu. Thông thường, áp lực khớp luôn ưu tiên giải phóng đầu tiên trong tư duy giảm đau cho bệnh nhân chỉnh nha mắc TMD, vì vậy cơ hội tiêu là rất thấp. Các thể đau khác như đau cân cơ, viêm bao khớp, dây chằng không ảnh hưởng cấu trúc xương nên an toàn.
Bạn cũng lưu ý tình trạng há miệng hạn chế, đây có thể là biểu hiện trật đĩa bất hồi, bạn cần liên hệ bác sĩ ngay để thực hiện nắn khớp. Nắn khớp càng sớm thì hiệu quả càng cao, nắn khớp muộn sau 3 tuần có thể phải điều trị dai dẳng và đây cũng chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tiêu lồi cầu ảnh hưởng kết quả chỉnh nha. Những bạn ù tai, đau đầu, Thái Dương thì chỉnh nha sẽ phải dừng tạm thời cho đến khi triệu chứng khớp kiểm soát hoàn toàn. Bác sĩ có thể làm máng nhai bạn đeo, đeo máng nhai không cần tháo bỏ mắc cài, tới khi triệu chứng hết thì lại chỉnh nha tiếp.
Nha khoa SK tự hào là đơn vị hàng đầu trong dịch vụ chỉnh nha tại Việt Nam, nha khoa SK luôn nỗ lực cập nhật những công nghệ mới nhất, nâng cấp dịch vụ ngày một hoàn thiện hơn để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hãy liên hệ ngay 𝐍𝐡𝐚 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐒𝐊 để được thăm khám và trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời nhất của chúng tôi!
Bài viết liên quan
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả
Tại sao cần phải thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần?