Các chuyên gia nha khoa phân các mức độ sâu răng thành: sâu men răng, sâu ngà nông, sâu ngà sâu và viêm, chết tủy. Sâu răng độ 3 là tình trạng tổn thương sâu ở ngà răng. Đây được coi là mức độ sâu răng nguy hiểm, cảnh báo các biến chứng khôn lường. Về cơ bản, diễn biến sâu răng được chia thành 3 mức độ, mỗi mức độ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng cụ thể.
1. Các cấp độ sâu răng
-
Sâu răng độ 1
Còn gọi là thời điểm chớm sâu răng. Lúc này, bề mặt răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti màu trắng đục. Và ở giai đoạn chớm sâu, răng vẫn chưa xuất hiện những cơn đau nhức ngay cả khi ăn thực phẩm cay nóng.
Giai đoạn đầu, tình trạng sâu răng không có những biểu hiện cụ thể nên người bệnh rất khó phát hiện, chỉ khi bệnh tiến triển nặng hơn, xuất hiện những cơn đau khó chịu mới tiến hành thăm khám và điều trị.
-
Sâu răng độ 2
Giai đoạn răng chớm sâu nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy lớp men răng và tấn công vào ngà răng.
Lúc này lỗ sâu đã lớn hơn, khi ăn dễ gặp tình trạng dính giắt thức ăn. Thời điểm này, người bệnh bắt đầu cảm nhận được những cơn đau nhức, ê buốt. Và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn thực phẩm nóng lạnh.
-
Sâu răng độ 3
Là giai đoạn mà vi khuẩn sâu răng tấn công vào tủy răng. Đây được xem là mức độ nghiêm trọng nhất. Tủy răng là một tổ chức phức tạp chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, được bao bọc bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng có khả năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài vào thân răng.
Do đó mà khi sâu răng tấn công vào tủy, bạn sẽ có cảm giác đau nhức. Những cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên hơn và trở nên dữ dội lúc về đêm.
Sâu tủy răng nếu chậmtrễ không điều trị sẽ gây nhiễm trùng xương hàm, tạo mủ áp xe chân răng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.
2. Cách điều trị bệnh sâu răng theo từng mức độ
Tùy vào mức độ tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả tối ưu nhất cho người bệnh.
-
Tái khoáng cho răng
Trường hợp sâu răng mức độ nhẹ, giai đoạn mới chớm sâu, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tái khoáng cho răng bằng cách bổ sung fluor có nồng độ cao. Phương pháp này chỉ mất khoảng 10 – 15 phút, không gây đau nhức và tương đối an toàn.
Bên cạnh tái khoáng tại nha khoa, bạn cũng có thể thực hiện tái khoáng tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung những thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, cá biển, tôm, cua, các loại đậu, rau xanh đậm màu,…
Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những sản phẩm kem đánh răng có chứa khoáng chất như kali, kẽm,… giúp răng được chắc khỏe và ngăn ngừa ê buốt.
-
Hàn trám răng
Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp sâu răng đã phá hủy men răng và làm tổn thương đến ngà răng. Bác sĩ sẽ xử lý phần mô răng đã hư tổn, sau đó trám bít bằng vật liệu amalgam, composite hoặc kim loại quý.
Trong đó, vật liệu composite phổ biến hơn cả nhờ màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
-
Bọc răng sứ
Khi chiếc răng đã bị tổn thương đến tủy nhưng chân răng còn chắc khỏe, bác sĩ tiến hành chữa tủy, loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị viêm nhiễm, sau đó tạo hình lại thân răng bằng phương pháp bọc sứ.
Để thực hiện kỹ thuật này, chiếc răng cần điều trị sẽ được mài chỉnh cho phù hợp rồi bọc mão sứ lên trên. Mão sứ có hình dáng và màu sắc giống với răng thật nên mang lại thẩm mỹ cao. Hơn hết, phương pháp này còn giúp người bệnh phục hồi chức năng ăn nhai và duy trì tuổi thọ của răng được lâu hơn trên cung hàm.
Nếu bạn phát hiện hoặc có dấu hiệu sâu răng, bạn cần đến địa chỉ nha khoa gần nhất để nhận được sự chăm sóc chuyên nghiệp. Nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, như làm răng, trám răng, hoặc điều trị phức tạp hơn nếu cần thiết.
Hãy nhớ rằng việc phát hiện và xử lý sâu răng sớm giúp tránh được các vấn đề nặng nề hơn và duy trì sức khỏe nướu và răng của bạn. Định kỳ kiểm tra và làm sạch răng cũng là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe nướu và răng trong thời gian dài.
Bài viết liên quan
Nha khoa SK đồng hành cùng đồng bào vùng lũ: Hành trình sẻ chia ấm áp sau bão số 3
Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo
Cách giảm đau răng sâu tại nhà hiệu quả