Răng bị nứt có tự lành không?

Dưới tác động của thời gian, thói quen ăn uống hay những tai nạn bất ngờ, răng chúng ta không tránh khỏi những tổn thương, từ mẻ, vỡ cho đến nứt. Trong đó, vết nứt răng dù lớn hay nhỏ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy, liệu răng bị nứt có khả năng tự lành hay không? Làm thế nào để khắc phục răng bị nứt? Hãy cùng Nha khoa SK đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Răng bị nứt là gì? 

Răng bị nứt là tình trạng răng xuất hiện các vết nứt, rạn trên bề mặt răng, đây là tình trạng chấn thương răng trong nha khoa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và quá trình ăn nhai của khách hàng. 

Các vết nứt này có thể có kích thước và mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ những vết nứt nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường cho đến những vết nứt lớn, rõ ràng gây đau đớn và khó chịu. Tình trạng răng bị nứt ngang nếu không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của khách hàng. 

Nguyên nhân răng bị nứt? 

Nứt răng do va đập: Tai nạn giao thông, té ngã, hoặc các hoạt động thể thao mạnh có thể tác động lực lớn đến vùng mặt, khiến răng bị nứt, thậm chí gãy vỡ.

Ăn nhai đồ cứng: Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm cứng như đá, kẹo cứng, hoặc thậm chí dùng răng để mở nắp chai, cắn hạt cứng… tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây ra những tổn thương, có thể tạo áp lực quá mức lên răng, khiến chúng dễ bị nứt, mẻ, thậm chí gãy vỡ.

Nguyên nhân khác: Nứt răng là tình trạng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, bao gồm nghiến răng ban đêm, điều trị tủy, men răng yếu hoặc sâu răng. Khi răng bị suy yếu do các yếu tố này, nó trở nên dễ bị nứt vỡ hơn so với răng khỏe mạnh.

Các dạng nứt răng thường gặp 

Răng bị nứt dọc: Đây là dạng nứt phổ biến nhất, vết nứt chạy dọc theo chiều dài của răng, từ mặt nhai xuống chân răng, thậm chí có thể lan xuống dưới nướu. Nứt dọc thường không gây đau ngay lập tức nhưng có thể dẫn đến viêm nhiễm và đau nhức về sau.

Răng bị nứt ngang: Răng bị nứt ngang là tình trạng răng xuất hiện một vết nứt chạy ngang qua thân răng, thường gần đường viền nướu. Vết nứt này có thể chỉ là một đường nhỏ hoặc đủ lớn để chia răng thành hai phần riêng biệt.

Những đường trầy xước trên răng: Những đường trầy xước trên răng thường là những vết nứt rất nhỏ, chỉ tác động đến lớp men răng bên ngoài. Những vết này thường xuất hiện trên răng và không gây đau.

Nứt ở đỉnh răng: Nứt ở đỉnh răng là một dạng tổn thương răng, trong đó vết nứt xuất hiện trên bề mặt cắn hoặc nhai của răng, tức là phần cao nhất của răng. Vết nứt này có thể nhỏ, chỉ ảnh hưởng đến lớp men răng bên ngoài, hoặc lớn và sâu, lan xuống ngà răng hoặc thậm chí tủy răng.

Răng bị chẻ: Răng bị chẻ là một tình trạng nghiêm trọng hơn so với răng bị nứt, trong đó răng bị tách ra thành hai hoặc nhiều phần riêng biệt. Vết chẻ thường chạy dọc theo chiều dài của răng, từ mặt nhai xuống chân răng, thậm chí có thể lan xuống dưới nướu.

Răng bị nứt có lành lại không?

Theo các bác sĩ tại Nha khoa SK, không có khả năng tái tạo mô như da hay xương, răng bị nứt không thể tự lành. Khi răng bị nứt không thể tự liền lại mà có xu hướng lan rộng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Cách khắc phục răng bị nứt? 

Hàn, trám răng: 

Trám răng là phương pháp được áp dụng khi vết nứt trên răng còn nhỏ, chỉ tác động đến lớp men răng bên ngoài và không gây ra bất kỳ cảm giác đau nhức nào.

Trong phương pháp hàn, trám răng, bác sĩ sẽ làm sạch kỹ lưỡng vùng răng bị nứt để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Tiếp đó, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng, thường là composite, để lấp đầy vết nứt một cách cẩn thận. Vật liệu trám sẽ bịt kín vết nứt, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như sâu răng hoặc viêm tủy. 

Tuy nhiên, trám răng thường được chỉ định cho những vết nứt nhỏ, đây là giải pháp tạm thời, không có nghĩa là răng của bạn sẽ không bao giờ bị nứt lại. Bạn vẫn cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt và khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

Bọc răng sứ:

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều nha sĩ khuyên dùng khi răng bị nứt ở mức độ trung bình đến nặng. Với phương pháp này, một phần nhỏ của răng thật sẽ được mài đi để tạo không gian cho mão răng sứ.

Mão răng sứ như một “chiếc áo giáp” giúp bảo vệ răng bị nứt khỏi các tác động bên ngoài, ngăn ngừa vết nứt lan rộng và gãy vỡ. Phương pháp này có tuổi thọ lên đến 10-15 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.

Cấy ghép Implant:

Cấy ghép Implant là phương pháp được xem xét khi răng bị nứt ở mức độ nghiêm trọng, không thể phục hồi bằng các phương pháp khác, hoặc đã gây ra các biến chứng như nhiễm trùng nặng do vi khuẩn xâm nhập qua vết nứt gây viêm nhiễm tủy răng và các mô xung quanh; trường hợp răng đã bị gãy, vỡ hoặc phải nhổ bỏ do nứt quá nặng.

Kết luận

Răng bị nứt tưởng chừng vô hại nhưng nếu kéo dài có thể gây ra viêm nhiễm tủy răng do vi khuẩn xâm nhập qua vết nứt. Thậm chí, có thể gây mất răng nếu tình trạng nứt quá nghiêm trọng và không thể phục hồi.

Để phòng tránh bị nứt răng, bạn nên chủ động bảo vệ răng khỏi các chấn thương như đeo miếng bảo vệ răng khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ va chạm hoặc chấn thương vùng mặt; tránh cắn hoặc nhai các vật cứng. Đồng thời, thực hiện kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần, nhằm phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra lời khuyên chăm sóc phù hợp.

Trên đây là chia sẻ của Nha khoa SK về: “Răng bị nứt có tự lành không?” Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến răng bị nứt và các vấn đề sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa SK qua số Hotline 096 963 56 80 để được các bác sĩ giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *